2.
Ảnh hưởng của hiện tượng triều Trái đất
Trái
đất không phải là thiên thể tuyệt đối cứng. Dưới sự tác động của mặt trăng và mặt trời, Trái đất trở thành vật
thể biến dạng đàn hồi. Theo kết quả đo đạc trọng lực độ chính xác cao [48], sự
chuyển dịch thẳng đứng của bề mặt Trái đất dưới tác động của mặt trăng và mặt trời có thể đạt tới 40-50cm trên lục địa và 10m trên các
đại dương. ảnh hưởng đồng thời của mặt
trăng và mặt trời dẫn đến sự thay đổi của gia tốc lực trọng trường ở mức
0,3mgl. Coi mặt trăng hoặc mặt trời là chất điểm L. Dưới tác động của lực hấp dẫn
từ chất điểm L đến tâm vật chất O, Trái đất sẽ bị xê dịch và tại điểm M trên mặt
Trái đất, lực hấp dẫn sẽ thay đổi đi 1 đại lượng bằng hiệu các lực hấp dẫn tại
tâm O và điểm M.
Hình 1.3: Ảnh hưởng của hiện
tượng triều Trái đất
Tại
điểm M, khi coi Trái đất là tuyệt đối cứng (Solid Earth), thế triều (Tide
Potential) bằng [49]:
ở
đây r - bán kính véc tơ địa diện của chất điểm L; r0 - bán kính véc
tơ địa tâm của chất điểm L; f.M - hằng số
trọng trường Trái đất.
Khi
biểu diễn hàm 1/r qua hàm cầu
ở
đây R - bán kính trung bình Trái đất; Z0 -khoảng cách thiên đỉnh địa
tâm của chất điểm L; thế thủy triều Wt có dạng:
Do
ở
đây φ - vĩ độ của điểm M; δ - độ nghiêng của chất điểm L so với mặt phẳng xích
đạo của Trái đất; t - góc giờ của chất điểm L,
nên
từ (1.7) có thể thấy rằng thế triều là hàm tọa độ của thiên thể L thay đổi theo
chu kỳ và chứa các thành phần thay đổi với các chu kỳ 1 ngày đêm, nửa ngày đêm,
1 tháng, 1 năm.....
Thành
phần chính của Wt là thành phần thứ hai trong công thức (1.7). Khi
đó
Từ
(1.8) có thể tính được sự biến dạng của mặt đẳng thế so với mặt vật lý Trái đất,
tức sự thay đổi dị thường độ cao δε của điểm M dưới sự thay đổi của thế thuỷ triều:
Đối
với mặt trăng:
Đối với mặt trời:
Đối
với ảnh hưởng tổng hợp của mặt trăng và mặt trời, δεmax = 52 cm khi
Z0 = 00 và δεmin = -26 cm khi Z0 =
900.
Đối
với Quả đất biến dạng đàn hồi, đại lượng δε được tính theo công thức:
ở
đây h2 và k2 - các số Love.
Các
kết quả đo đạc độ chính xác trên các trạm thuỷ triều cho thấy rằng biên độ dao
động của thuỷ triều ảnh hưởng đến gia tốc lực trọng trường đối với Trái đất biến
dạng đàn hồi lớn hơn khoảng 1,2 lần so với Trái đất cứng, tức:
Khi
đo đạc GPS trên các khoảng cách lớn thời gian thu tín hiệu vệ tinh thường kéo
dài trong nhiều ngày. Do đó phải tính đến sự ảnh hưởng của thế thuỷ triều đến sự
xê dịch vị trí của trạm đo GPS.
Nếu
coi:
là
sự thay đổi độ cao trắc địa do ảnh hưởng của mặt trăng và mặt trời, thì sự thay
đổi vị trí của điểm do thế thuỷ triều được
xác định theo công thức:
δX
= δH.CosB.Cos L,
δY
= δH.CosB.SinL,
δZ
= δH.SinB.
Công
thức nêu trên cho phép tính số cải chính tọa độ của trạm thu tín hiệu vệ tinh
do hiệu ứng sức tải triều dưới sự tác động của mặt trăng và mặt trời vào mỗi thời
điểm thu tín hiệu vệ tinh. Đây là một trong những điều kiện để nhận lời giải cuối
cùng (fĩxed solution) trong quá trình giải đa trị. Tuy nhiên để làm được điều
này cần sử dụng các bản lịch mặt trăng và mặt trời được lập cho năm đo GPS.
Phòng thí nghiệm phản lực (Jet Propulsion Laboratory-JPL) của Mỹ cung cấp lịch mặt trăng và mặt trời hàng năm và có
thể truy cập internet để nhận loại
lịch nêu trên
theo địa chỉ sau: http://ssd.jpl.nasa.gov.
Thực tế đã chỉ rõ rằng để nhận được vectơ baseline độ chính xác cao trên
các khoảng cách lớn bắt buộc phải thực hiện cải chính tọa độ của trạm thu tín
hiệu vệ tinh do hiệu ứng sức tải triều dưới sự tác động của mặt
trăng và mặt trời vào mỗi thời điểm thu
tín hiệu vệ tinh trong quá trình xử lý pha.
Trong
[110] đã tiến hành khảo sát thực tế ảnh hưởng của hiện tượng triều của Quả đất
dưới tác động của sức hút Mặt trăng và Mặt trời. Dựa trên các kết quả đo GPS
ngày 28/2/2002 trên điểm DON1 thuộc mạng lưới GPS địa động học Lai Châu - Điện
Biên và các điểm KUNM và WUHN trên lãnh thổ Trung Quốc, đối với ảnh hưởng của
hiện tượng triều Trái đất do sức hút Mặt trăng - Mặt trời, bức tranh chuyển dịch
vị trí mặt bằng được thể hiện ở hình vẽ dưới đây
Hình 1.4: Ảnh hưởng triều đến
vị trí mặt bằng
Trong
đó trong một ngày đêm từ 0h đến 24h, vị trí điểm di chuyển
xoay quanh vị trí chính xác theo 1,5 vòng tròn với bán kính véc tơ xê dịch vị
trí mặt bằng cực đại rmax được nêu trong bảng dưới đây.
Bảng 1.7. Đánh giá ảnh hưởng của sức hút đến mặt bằng
Từ
bảng trên chúng ta thấy rằng dưới sức hút của Mặt trăng - Mặt trời, vị trí các
điểm thay đổi theo cùng quy luật.
Khi
tính đến khoảng cách DON1 - KUNM là 322035,903 m và DON1 - WUHN là 1547459,797
m có thể kết luận rằng đối với khoảng
cách dài đến 1500 km, việc không tính đến ảnh hưởng của sức hút Mặt trăng - Mặt
trời có thể sự sai lệch vị trí mặt bằng tương hỗ giữa hai điểm chỉ ở mức một
vài mm.
Tuy
nhiên ảnh hưởng của sức hút Mặt trăng - Mặt trời đến hiệu độ cao trắc địa giữa
hai điểm là rất đáng kể. Độ biến thiên của độ cao trắc địa δH dưới ảnh hưởng của
sức hút Mặt trăng - Mặt trời tại các điểm DON1, KUNM và WUHN vào ngày 28/2/2002
được trình bày ở bảng dưới đây.
Tên điểm
|
Thời gian
|
Đặc điểm của sự thay đổi đại
lượng δH
|
Giá trị cực
đại của đại
lượng δH
|
DON1
KUNM
WUHN
|
0
÷ 5h
5
÷ 10h,5
10,5
÷16h,5
16,5
÷ 23h,5
0
÷ 5h ,5
5,5
÷ 11h
11
÷ 16h
16
÷ 23h,5
0
÷4h,5
4,5
÷ 10 h
10
÷13h ,5
13,5
÷ 23h ,5
|
Giảm
dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi
dấu từ - sang + Giảm dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi dấu từ - sang +
Giảm
dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi
dấu từ - sang + Giảm dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi dấu từ - sang +
Giảm
dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi
dấu từ - sang + Giảm dần. Đổi dấu từ + sang - Tăng dần. Đổi dấu từ - sang +
|
0,261 m
0,159 m
0,148 m
0,269 m
0,262 m
0,146 m
0,133 m
0,262 m
0,232 m
0,122 m
0,107 m
0,234 m
|
Bảng
trên cho thấy rằng khi không tính đến ảnh hưởng của hiện tượng triều Trái đất do sức hút của Mặt trăng - Mặt trời,
trong cùng một khoảng thời gian, sai số được gây ra của hiệu độ cao trắc địa có
thể đạt tới 1 cm với khoảng cách khoảng 300 km và đạt tới 4 cm với khoảng cách
khoảng 1500 km.
Như vậy khi giải quyết bài toán truyền độ cao trắc
địa độ chính xác cao bằng công nghệ GPS trên các khoảng cách lớn bắt buộc phải tính
đến ảnh hưởng của sức hút Mặt trăng - Mặt trời.
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét