Ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý đến chất lượng đo GPS với khoảng cách lớn-Phần 1

vào lúc 02:06
Khi sử dụng các dịch vụ do tổ chức IGS cung cấp hoàn toàn có thể đạt được độ chính xác vị trí mặt bằng tương hỗ ở mức 1-3 mm và độ chính xác hiệu độ cao trắc địa cao hơn 10 mm bằng công nghệ GPS [45].
Tuy nhiên để đạt độ chính xác xác định vị trí của các điểm GPS ở mức một vài mm không thể không tính đến sự ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý như ảnh hưởng của tầng đối lưu, hiện tượng triều của vật thể Trái đất (Earth body Tide), sức tải thuỷ triều đại dương (Ocean Tide Loading), thuỷ triều của cực Trái đất  (Polar  Tides) và sức tải áp suất  khí quyển (Atmospheric Pressure Loading)  [46].

Sự biến dạng triều của Trái đất do sự hút của  mặt trăng và mặt trời có thể gây ra sự xê dịch vị trí mặt bằng và độ cao ở mức 40 cm trong vòng 6h [51]. Thuỷ triều của đại dương gây ra sự biến thiên có chu kỳ sức tải vật chất bề mặt trên mặt Trái đất và gây ra sự biến dạng thuỷ triều ở mức 10 cm ở một số khu vực trên thế giới [52]. Hiện tượng triều của cực Trái đất có thể gây ra sự xê dịch vị trí trên mặt Trái đất đến 15 mm [53]. Sức tải áp suất khí quyển có thể gây ra sự xê dịch độ cao ở mức một vài mm [54].

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tầng đối lưu đến các trị đo GPS.

ảnh hưởng của tầng đối lưu đến tín hiệu điện từ được chia thành 2 thành phần: thành phần khô và thành phần ướt. ảnh hưởng của thành phần khô đến tín hiệu điện từ lớn hơn ảnh hưởng của thành phần ướt. Thành phần khô được xác định dựa  trên định luật khí lý tưởng đối với không  khí khô và chiếm khoảng 90% ảnh hưởng của tầng đối lưu. Số cải chính vào giả cự ly do ảnh hưởng của thành phần khô của tầng đối lưu đảm bảo  để độ chính xác của giả cự ly không tồi hơn 1cm [28]. Tuy ảnh hưởng của thành phần ướt có đại lượng nhỏ hơn so với ảnh hưởng của thành phần khô, nhưng đại lượng này dao động mạnh trong không gian và theo thời gian, thêm vào đó độ chính xác xác định đại lượng này phụ thuộc  vào độ chính xác của các tham số khí tượng được xác định dọc theo đường truyền tín hiệu  vệ tinh trong tầng đối lưu.
Đóng góp của thành phần khô vào độ chính xác giả cự ly từ máy thu đến vệ tinh
được đánh giá bởi đại lượng 0,3–5 m, còn đối với thành phần ướt 3–60 cm phụ thuộc vào điều kiện khí tượng [28]. Do đó việc tính đến ảnh hưởng của tầng đối lưu đến độ chính xác đo GPS là công  việc bắt buộc.
Ảnh hưởng của tầng đối lưu đến kết quả đo GPS là nhân tố cơ bản hạn chế độ chính xác xác định hiệu độ cao trắc địa bằng công nghệ GPS [31]. Theo kết quả nghiên cứu trong [29], với góc cao vệ tinh từ 15° trở lên, do ảnh hưởng của tầng đối lưu sai số trung phương xác định hiệu độ cao trắc địa bằng công nghệ GPS được đánh giá ở mức 3 lần lớn hơn sai số trung phương xác định cạnh đo. Trong [30] còn  chỉ rõ rằng sai số độ trễ tầng đối lưu ảnh hưởng đến độ chính xác hiệu độ cao trắc địa ở mức 25mm đối với baseline dài đến 50km.
Trong công nghệ GPS, các số cải chính vào trị đo pha và giả cự ly do ảnh hưởng của tầng đối lưu được xác định theo mô hình Seastamoinen hoặc mô hình modofied Hopfield dựa trên việc xác định các tham số khí tượng (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm) tại điểm quan sát. Tuy nhiên các mô hình trên chỉ xác định số cải chính do ảnh hưởng của các thành phần khô và ướt tại thiên đỉnh của điểm quan sát. Do đó các số cải chính này còn được  gọi  là độ trễ  tầng đối lưu phương thiên đỉnh (Toposphere Zenith Delay - TZD). Để chuyển các số cải chính nhận được về hướng từ máy thu đến vệ tinh, ở mức gần đúng xác định, cần chia chúng cho SinE, ở đây E (Elevation) - góc nghiêng của tín hiệu vệ tinh so với đường chân trời đi qua điểm quan sát.
Trong trường hợp chung, số cải chính do ảnh hưởng của tầng đối lưu được xác định theo công thức:
                                    d = dd.md(E) + dw.mw(E),
ở đây:
dd -  độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh do không khí khô;
md(E) - hàm ánh xạ (mapping function) của không khí khô;
dw. - độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh do không khí ướt;
mw(E) - hàm lánh xạ (mapping function) của không khí ướt;
E - góc nghiêng của tín hiệu vệ tinh so với đường chân trời đi qua điểm quan sát.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tính độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh theo các mô hình Seastamoinen hoặc mô hình modofied Hopfield dựa trên cơ sỏ xác định các tham  số khí tượng (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm) tại điểm quan sát không cho kết quả tốt hơn, và nhiều trường hợp cho kết quả tồi hơn, so với việc sử dụng mô hình khí quyển chuẩn [30,32]. Ở Việt Nam thực nghiệm cũng cho kết luận tương tự [91].
Việc sử dụng mô hình khí quyển chuẩn không đòi hỏi phải xác định các tham số khí tượng tại điểm đo GPS. Trong [57] giới thiệu mô hình khí quyển chuẩn được sử dụng trong  phần mềm Bernese. Dựa theo mô hình này, áp suất P, nhiệt độ T theo thang độ Kenvin, độ ẩm tương đối e′ được xác định theo các công thức sau:
ở đây P0, T0, e0 - các giá trị được xác định tương ứng với mực nước biển. Ví dụ P0 = 1013,25 mb, T0 = 291,2K; e0=50 %; H - độ cao của trạm đo GPS.
Với độ cao H đã biết của trạm đo GPS hoàn  toàn  tính được các giá trị P, T, e. Các giá trị này được đưa vào các công thức của mô hình Saastamoinen  để tính độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh.
Độ   trễ   tầng   đối   lưu   phương thiên  đỉnh   được   xác   định   theo mô  hình Saastamoinen và có dạng sau:
Đối với thành phần khô:
ở đây P- áp suất bề mặt Trái đất (mbar), F =1-0,0026.cosφ-0,0028.H,
φ- vĩ độ của điểm, H- độ cao trắc địa của điểm có đơn vị là km.
Đối với thành phần ướt:

T -  nhiệt độ không  khí theo thang  độ Kenvin, e - áp suất riêng của hơi nước (mbar), Z – góc thiên đỉnh của  tín hiệu vệ tinh.
Để chuyển độ ẩm tương đối e' sang áp suất riêng của hơi nước e sử dụng công thức sau:
Trong tài liệu [33], các tác giả đã khảo sát 15 hàm ánh xạ khác nhau được giới thiệu khoảng 30 năm gần đây và kết luận rằng đa số các hàm ánh xạ đều cho kết quả tốt với góc cao vệ tinh từ 15° trở lên. Tuy nhiên đối với những ứng dụng GPS độ chính xác cao, các tác giả  đề nghị nên dùng các hàm ánh xạ của Lanyi, Herring, Ifadis hay Niell vì 4 hàm này vẫn cho kết quả tốt với góc E hạ thấp đến 3°. Dạng đơn giản nhất của hàm ánh xạ được biểu diễn như sau [ 115, p. 310 ]:
                       m(E) = 1/sin(E).
Theo [115], hàm ánh xạ m(E) có thể được tính theo mô hình Marini:
ở đây ε=k/(1+k) ; k=B(φ,h)/d ; B(φ,h) - đại lượng biểu diễn hàm của độ cao h và vĩ độ φ của trạm đo; δM - sự thay đổi tỷ lệ xích của số cải chính tầng đối lưu; d - độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh của không khí khô hoặc không khí ướt.
Hàm ánh xạ Niell do A.E. Niell giới thiệu gần đây nhất (1996) [34]. Nó thực ra bao gồm hai hàm riêng biệt: một cho không  khí khô và một cho không  khí ướt, nhưng đều có dạng chung sau:

Trong đó các hệ số a,b,c được xác định theo vĩ độ φ và thời điểm đo t. Đối với hàm ánh xạ khô, hệ số a tính như sau (b và c tương tự)
Thời điểm đo t được biểu diễn trong đơn vị ngày, T0 = 28. Các giá trị  aavg, bavg, cavg, aamp, bamp, và camp được xác định bằng cách nội suy từ bảng dưới đây.
Bảng 1.5. Các hệ số của hàm ánh xạ khô
Hệ
số
Vĩ độ
15°
30°
45°
60°
75°
aavg
bavg
cavg
aamp
bamp
camp
1.2769934e-3
2.9153695e-3
62.610505e-3
0.0
0.0
0.0
1.2683230e-3
2.9152299e-3
62.837393e-3
1.2709626e-5
2.1414979e-5
9.0128400e-5
1.2465397e-3
2.9288445e-3
63.721774e-3
2.6523662e-5
3.0160779e-5
4.3497037e-5
1.2196049e-3
2.9022565e-3
63.824265e-3
3.4000452e-5
7.2562722e-5
84.795348e-5
1.2045996e-3
2.9024912e-3
64.258455e-3
4.1202191e-5
11.723375e-5
170.37206e-5

Các hệ số của hàm  ánh xạ ướt được nội suy theo bảng dưới đây.
Bảng 1.6. Các hệ số của hàm ánh xạ ướt
Hệ số
Vĩ độ
15°
30°
45°
60°
75°
a
b
c
5.8021897e-4
1.4275268e-3
4.3472961e-2
5.6794847e-4
1.5138625e-3
4.6729510e-2
5.8118019e-4
1.4572752e-3
4.3908931e-2
5.9727542e-4
1.5007428e-3
4.4626982e-2
6.1641693e-4
1.7599082e-3
5.4736038e-2

Như vậy để tính các hàm ánh xạ Niell, chúng ta chỉ cần biết vĩ độ của trạm đo và thời điểm đo mà không  cần đến các tham số khí tượng như nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Mặc dù tồn tại hai hàm ánh xạ riêng biệt nhưng trên thực tế là chúng rất gần nhau. Vì vậy khi cần khảo sát chung độ trễ thiên đỉnh của không khí ướt và khô, người ta thường sử dụng hàm ánh xạ ướt để đại diện.
Mặt khác cần lưu ý rằng độ trễ phương thiên đỉnh lại không phải là hằng số. Tham số này biến động theo không gian và thời gian. Để xử lý tham số này, người ta có thể giả sử rằng nó chỉ không đổi trong khoảng thời gian ngắn (1 - 2h) và sau chu kỳ đó lại thêm vào mô hình một tham số mới. Cách xử lý thường được chọn là nhảy bậc (step wise) và bước ngẫu nhiên (random walk process).
Do sự gần đúng của các mô hình tính số cải chính do ảnh hưởng của tầng đối lưu, nên trong quá trình xử lý dữ liệu GPS còn cần đưa số cải chính tính đến sự gần đúng của các mô hình nêu trên dưới dạng ẩn phụ trong phương trình các trị đo GPS. Trong trường hợp này, việc khảo sát ảnh hưởng của góc E đến độ chính xác của hiệu độ cao trắc địa được trình bày trong [37]. Vấn đề này cũng được nghiên cứu trong nhiều tài liệu, ví dụ [35, 36, 37, 108]. Các kết quả nghiên cứu trong [37] cho thấy rằng khi góc ngưỡng vệ tinh ở mức 50, độ chính xác của hiệu độ cao trắc địa được nâng lên đáng kể và tương đương với sai số vị trí  tương hỗ mặt bằng. Việc xác định số cải chính do ảnh hưởng của tầng đối lưu vào các trị đo GPS theo mô hình cần được tiến hành sau mỗi 2 - 6h [38]. Dưới góc E thấp ảnh hưởng của hiện tượng đa đường truyền sẽ mạnh lên. Để khắc phục điều này sử dụng các dạng ăng ten chuyên dụng, ví dụ ăng ten vòng cảm kháng cao tần đường  kính 85 cm (85 diameter choke ring) [39].
Bài tiếp theo: Ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý đến chất lượng đo GPS với khoảng cách lớn-Phần 2

Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét