Ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý đến chất lượng đo GPS với khoảng cách lớn-Hết

vào lúc 01:12

3. Ảnh hưởng của hiện tượng triều cực Trái đất

Việc tính đến ảnh hưởng của biến dạng xoay do chuyển động cực đến toạ độ điểm GPS được đề xuất trong [50]. Sự thay đổi thế do sự chuyển động của cực Trái đất có dạng [46]:

ở đây ω - tốc độ góc quay trung bình của Trái đất; r - bán kính véc tơ địa tâm của điểm trên mặt Trái đất; θ = 900 - φ, ở đây φ, λ - vĩ độ và  kinh độ của điểm GPS; m1 và m2 - các tham số đặc trưng cho sự chuyển động của cực Trái đất.

Sự thay đổi vị trí của điểm theo bán kính véc tơ địa tâm r (theo độ cao), theo vĩ độ φ và kinh độ λ được xác định theo các công thức sau [46]:
ở đây h2 và l2 là các số Love, thêm vào đó h2 = 0,0627 và l2 = 0,0836.
Cuối cùng
ở đây xp, yp - các tham  số định hướng của cực Trái đất có đơn  vị giây cung (arc second). Tổ chức IERS cung cấp các tham số xp, yp trong file c04-yyyy.erp, ở đây yyyy chỉ năm xác định các tham số mày. Cấu trúc của file này với ví dụ vào 0h00 ngày 1/1/2002 có dạng như sau:
            IERS   C04     POLE
 
            CELESTIAL  POLE             OFFSET:       NO
DATE             TIME   X-POLE         Y-POLE  UT1-UTC  GPS-UTC
YYYY  MM  DD         HH MM                      (”)          (”)                  (s)             (s) REM
2002       1         1           0      0          -0,17697        0,29396          -0,115825      13.C04
RMS XP  RMS YP  RMS  DT  DE-CPO DP-CPO  RMS  EP RMS PS
(”)                    (”)                    (s)            (”)                (”)                    (”)        (”)
0,00000          0,00000          0,000000  -0,00066 -0,05316 0,00000     0,00000
Các số cải chính nêu trên được sử dụng để cải chính vị trí của trạm đo GPS do ảnh hưởng của triều cực Trái đất.
Các kết quả thực nghiệm trước đây trên điểm DON1 (mạng lưới GPS địa động học Lai Châu - Điện Biên) và các điểm KUNM và WUHN (trên lãnh thổ Trung Quốc) dựa trên kết quả đo GPS ngày 28/2/2002 [110] cho thấy các vấn  đề sau.  Ảnh hưởng của hiện tượng triều cực đến vị trí các điểm không thay đổi trong một vài ngày đo và được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 1.9. Đánh giá ảnh hưởng triều cực đến vị trí
Tên điểm
Thay đổi
theo trục
OX (mm)
Thay đổi
theo trục OY (mm)
Thay đổi
theo trục
OZ (mm)
Thay đổi vị
trí không gian (mm)
DON1
KUNM WUHN
1,0
0,8
0,0
1,5
1,8
1,8
-4,5
-4,9
-4,6
4,8
5,3
4,9

Do đó việc cải chính vị trí trạm thu do ảnh hưởng của hiện tượng triều nêu trên là bắt buộc khi giải quyết bài toán phát hiện và tìm kiếm các độ trượt chu kỳ trong quá trình xử lý các dữ liệu đo GPS độ chính xác cao, đặc biệt khi ca đo dài trong nhiều ngày.

4. Ảnh hưởng của sức tải áp suất khí quyển

Dưới sự tải áp suất khí quyển, bề mặt Quả đất có xu hướng chuyển động xuống dưới với tốc độ 0,5 mm/mbar  và dẫn đến sự thay đổi độ cao của điểm [54]. Sự thay đổi độ cao dưới sự tải áp suất khí quyển được xác định theo công thức [46]:
δr = α.(p - p0),
ở đây α là hệ số tải áp suất khí quyển; p - áp suất đo được tại điểm đo; p0 - áp suất tại trạm qui chiếu.
Trong [50] cho công thức khác:
ở đây p - áp suất tại điểm đo; 
- áp suất trung bình trong vùng xung quanh với bán kính 2000 km.

5. Ảnh hưởng của thuỷ triều các đại dương

Dưới tác động của thuỷ triều đại dương đã quan sát được dao động của độ lệch dây dọi do sự nghiêng của mặt đẳng thế so với mặt vật lý của Trái đất. Sự nghiêng của mặt đẳng thế chủ yếu do ảnh hưởng của sóng vùng hoạt động mạnh trong khu vực vĩ tuyến từ 35016’B đến 35016’N [48]. Chu kỳ thay đổi của sóng vùng đối với mặt trăng là 14 ngày đêm và đối với mặt trời là 6 tháng. Sức tải thuỷ triều đại dương dẫn đến sự thay đổi sự tải của khối lượng vật chất (mật độ vật chất) (L(φ,λ) tại thời điểm GPS có kinh độ λ và vĩ độ φ. Sự thay đổi sự tải của khối lượng vật chất làm thay đổi vị trí của tâm vật chất của Trái đất tương ứng với gốc của Hệ tọa độ không gian của Trái đất và điều này dẫn đến sự thay  đổi vị trí của  điểm đo. Sự thay đổi này được đánh giá dựa trên mô hình Trái đất cứng  (Solid, rigid Earth) [47]:

Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét