Vào
từng thời điểm thu được sóng mang tần số L1 (hoặc L2) từ
một vệ tinh nào đó, thiết bị đo pha trong máy thu chỉ đo được phần lẻ của pha
sóng mang (trong đơn vị chu kỳ). Tuy
nhiên, thiết bị đo pha không xác định được số nguyên đa lần bước sóng từ vệ
tinh đó đến máy thu vào thời điểm đầu tiên thu được tín hiệu vệ tinh. Số nguyên
lần bước sóng nêu trên được gọi là trị nguyên đa trị. Thiết bị đo pha có bộ đếm
(counter) cho phép tích luỹ số các bước sóng trôi qua kể từ thời điểm đầu tiên
thu được tín hiệu từ vệ tinh đó [43].
Trong
thực tế đo đạc GPS có thể xẩy ra hiện tượng mất tín hiệu (loss of lock of the
phase lock loop). Nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm [27]:
-
Sự cản tín hiệu vệ tinh của cây cối, các khối nhà, địa hình...,
-
Sự nhiễu tín hiệu vệ tinh do các tuyến điện cao thế, các sóng cơ yếu hoặc vô tuyến
truyền hình,...v...v;
-
Sự nhiễu loạn của tầng điện ly và ảnh hưởng của hiện tượng đa đường truyền. Hệ
quả của hiện tượng nêu trên dẫn đến đến sự nhảy vọt đột ngột trong các trị đo
pha bởi số nguyên lần chu kỳ. Sự nhảy vọt này được gọi là sự trượt chu kỳ
(cycle slip) [115, P. 352]. Kết quả là bộ đếm của thiết bị đo pha không tích luỹ
được chính xác số các bước sóng trôi qua. Sự trượt chu kỳ gây ra các sai số thô
trong các trị đo pha. Do đó việc kiểm tra sự có mặt của sự trượt chu kỳ và sửa
chữa trị đo pha do sự trượt chu kỳ là
công việc bắt buộc đối với quá trình hiệu chỉnh toán học các trị đo pha trong
bài toán xử lý dữ liệu GPS độ chính xác cao. Nếu tại thời điểm t xẩy ra hiện tượng
trượt chu kỳ đối với trị đo pha của sóng
mang từ máy thu j đến vệ tinh i, thì trong tất cả các hiệu pha kép được
tính sau thời điểm t và có sự tham gia của trị đo pha φ(i, j) đều bị ảnh hưởng của sai số ∆ gây ra do sự trượt
chu kỳ. Tuy nhiên chỉ có 1 hiệu pha bội bị ảnh hưởng của sai số ∆ [115, p.
353].
Do
đó các hiệu pha bội thường được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của hiện tượng trượt
chu kỳ theo kỹ thuật đánh giá ổn định (Robust) khi coi sai số ∆ như sai số thô.
Việc phát hiện thời điểm xẩy ra sự trượt chu kỳ có thể được thực hiện trên cơ sở
phân tích hiệu các số cải chính của các hiệu pha bậc hai. Điều này sẽ cho biết
trị đo pha chứa sai số ∆ vào thời điểm t.
Việc
kiểm tra sự có mặt của sự trượt chu kỳ có thể được thực hiện nhờ phép lọc Kalman
[115, P. 355].
Việc
hiệu chỉnh trị đo pha do sự trượt chu kỳ là công việc rất khó khăn, bởi vì bắt
buộc phải xác định chính xác số nguyên chu kỳ cần hiệu chỉnh. Việc sử dụng các sóng mang hai tần số L1
và L2 mở ra các khả năng to lớn để giải quyết bài toán kiểm tra và
hiệu chỉnh sự trượt chu kỳ.
Goi
∆N1 và ∆N2 là các đại lượng của sự trượt chu kỳ trong các
pha φ1 và φ2 của các sóng mang tần số L1 và L2
vào thời điểm t.
Khi
đó đối với sóng dải rộng, công thức tính sự trượt chu kỳ trong sóng dải rộng (còn
gọi là tổ hợp L5) có dạng:
∆Nw = ∆N1 - ∆N2. (1.5)
Từ
công thức:
chúng
ta có thể viết công thức sự trượt chu kỳ đối với sóng mang L3:
Theo
[39], dựa trên việc xử lý pha sóng dải rộng có thể đánh giá đại lượng ∆Nw
(1.5) trên mỗi thời điểm thu tín hiệu vệ tinh. Khi xử lý các phase của sóng L3
và sóng dải rộng có thể đánh giá được các đại lượng ∆Nw và ∆N3.
Khi đó các đại lượng trượt chu kỳ trong các sóng mang L1 và L2,
dựa trên (1.5) và (1.6), được xác định theo các công thức sau:
Ngoài
ra có thể sử dụng chỉ phase của sóng mang L3 để kiểm tra và hiệu chỉnh
sự trượt chu kỳ trên các sóng mang L1 và L2.
Tồn
tại rất nhiều các phương pháp khác nhau để kiểm tra và hiệu chỉnh sự trượt chu
kỳ trong các pha của các sóng mang dựa trên việc sử dụng các tổ hợp của các
phases sóng mang và các giả cự ly được xác định theo các mã P1 và P2.
Khi
biểu diễn phương trình trị đo pha trong đơn vị met, thay cho (1.2) thường sử
dụng
phương trình có dạng sau:
Đối
với các pha của các sóng mang L1 và L2 có thể tạo được
sóng mang L4 dưới dạng sau:
ở
đây
Trong
tổ hợp sóng mang L4 không có tham số hình học (các tọa độ của vệ
tinh và máy thu), các số cải chính đồng hồ của máy thu và vệ tinh. Do đó tổ hợp
sóng mang L4 được sử dụng để kiểm tra và sửa chữa độ trượt chu kỳ
trong trường hợp các tọa độ vệ tinh và máy thu không biết hoặc biết không chính xác.
Tổ
hợp sóng mang L5 được tạo như sau:
Trong
tổ hợp trên, số cải chính tầng đối lưu bị triệt tiêu. Tổ hợp này được sử
dụng
để xác định sự trượt chu kỳ và giải đa trị với việc xác định N5(i,j)
= N1(i,j)-N2(i,j), ở đây
C
- tốc độ ánh sáng.
Tổ
hợp sóng mang L6 được tạo như sau:
ở đây R1 và R2 ký hiệu các giả cự
ly được xác định theo các mã P1 và P2. Cuối cùng
Tổ
hợp phase sóng mang L6 được Melbourne và Wubbena đề xuất và được gọi là tổ hợp tuyến tính
Melbourne – Wubbena. Đại lượng N5(i,j)
bằng đại lượng NW(i,j) đối với sóng dải rộng.
Trong
tổ hợp này hoàn toàn loại bỏ tất cả các nguồn sai số cơ bản trong công nghệ GPS
và không chứa các giá trị tọa độ của máy thu và vệ tinh. Do đó tổ hợp này đươc
áp dụng rất hiệu quả để kiểm tra và sửa chữa các độ trượt chu kỳ của các trị đo pha trong file RINEX. Việc kiểm tra và sửa
chữa độ trượt chu kỳ trong các trị đo pha đòi hỏi phải sử dụng tất cả các tổ hợp
sóng mang đã được nghiên cứu ở trên.
Bởi
vì đối với sóng mang L3 đại lượng N3(i,j) có thể được biểu
diễn dưới dạng
nên
trong modul GUST sử dụng tổ hợp tuyến tính Melbourne – Wubbena để xác định trị
nguyên đa trị N5(i,j) = N1(i,j) - N2(i,j), và
tiếp theo tiến hành xử lý sóng mang L3 để xác định trị nguyên đa trị
N2(i,j) của sóng mang L2. Trị nguyên đa trị N1(i,j)
của sóng mang L1 được xác định theo công thức N1(i,j) = N5(i,j)
- N2(i,j).
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét