Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
đo đạc và xử lý dữ liệu GPS độ chính xác cao cho phép hoàn thiện các quy trình
đo đạc và lựa chọn các phần mềm thích hợp để xử lý tính toán dữ liệu GPS đảm bảo
nhận được các véc tơ không gian (véc tơ Baseline) độ chính xác cao (ở mức cm,
thậm trí dưới mm) trên các khoảng cách lớn đến 1000km hoặc hơn nữa.
Trong
bài toán nghiên cứu chuyển dịch của vỏ quả đất bằng công nghệ GPS đặt ra yêu cầu
đo đạc GPS đảm bảo độ chính xác cao cả về vị trí mặt bằng lẫn độ cao. Việc đáp ứng
yêu cầu nêu trên đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ mới trong việc
phát triển công nghệ GPS để hoàn thiện các quy trình đo đạc và xử lý dữ liệu
GPS.
Khi đo đạc GPS độ chính xác cao trên các khoảng
cách từ vài chục km cho đến vài ngàn km, các nguồn sai số cơ bản như các hiệu ứng
phản xạ của tầng điện ly, tầng đối lưu, sai số quĩ đạo vệ tinh và các hiện tường
triều của Trái đất (dưới ảnh hưởng của sức hút Mặt trăng, Mặt trời) trở nên các
nguồn sai số chính ảnh hưởng đến việc
nâng cao độ chính xác đo đạc GPS. Đối với trường hợp khoảng cách lớn giữa các
điểm GPS, ảnh hưởng của mỗi nguồn sai số cơ bản nêu trên đều lớn hơn ảnh hưởng
của các sai số của bản thân máy thu (sai số đồng hồ máy thu, độ nhiễu của máy
thu, sai số do ảnh hưởng của hiện tượng đa đường truyền, sai số do độ lệch tâm
pha của ăng ten, sai số của trị đo phase,...). Ngoài ra cần phải tính đến thời gian thu tín hiệu vệ
tinh cần thiết nhằm đảm bảo đủ số các trị đo sai phân kép để giải các giá trị
nguyên đa trị.
Để đạt được độ chính xác của véc tơ Baseline ở
mức một vài mm cần tính đến hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác như sự lệch tâm
pha của ăng ten máy thu so với tâm hình học của ăng ten; sự lệch tâm ăng ten phát
của vệ tinh so với trọng tâm của vệ tinh; ảnh hưởng của hiện tượng đa đường
truyền (multipath)...v...v...
Trong phần này sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng
đến độ chính xác đo GPS trên các khoảng cách lớn.
Độ chính xác cao của véc tơ Baseline đạt được
nhờ phương pháp đo GPS tương đối và dựa trên cơ sở xử lý phase của sóng mang
trong bank tần số L được truyền từ các vệ tinh GPS.
Sự không ổn định của tần số phát của tín hiệu
vệ tinh trên đường truyền sóng là yếu tố cần tính đến trong phương trình trị đo pha do ảnh hưởng của hiệu ứng có
chọn lọc SA (Selective Availability) [27,115]. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/5/2000
chính phủ Mỹ đã tuyên bố chấm dứt việc áp dụng hiệu ứng này trong công nghệ
GPS. Điều này cho phép không đánh giá các tham số đặc trưng cho sự không ổn định
của tần số phát của tín hiệu vệ tinh trong phương trình trị đo phase.
Gọi tr, j - thời điểm chính xác
thu tín hiệu vệ tinh i tại máy thu j theo thang thời gian GPS (GPS Time GPST),
tj - thời điểm thu tín hiệu vệ tinh i tại máy thu j theo chỉ số đồng
hồ của máy thu. Do sai số dTj của đồng hồ máy thu j so với GPST nên
khoảng cách địa diện giữa vệ tinh i và máy thu j vào thời điểm thu tín hiệu vệ
tinh xác định được biểu diễn theo công thức [115, p.250]:
ở
đây p(i, j, tj) - tốc độ
thay đổi khoảng cách do sai số đồng hồ máy thu
Theo [115, p.259], nếu sai số đồng hồ máy thu
dTj không vượt quá 0,1 microsec thì thành phần thứ hai bên phải của
biểu thức (1.1) nhỏ bỏ qua. Thực tế sai số đồng hồ máy thu được giữ ở mức nêu
trên. Do đó việc không tính đến thành phần p(i,
j, tj) trong phương trình
trị đo pha làm đơn giản hóa quá trình xử lý phase trong công nghệ GPS.
Khi lưu ý các vấn đề nêu trên, phương trình
trị đo pha đối với vệ tinh i và máy thu j vào thời điểm thu tín hiệu vệ tinh t
có dạng sau[ 67, 115]:
ở đây f - tần số của sóng mang; c - tốc độ
ánh sáng; dti -sai số đồng hồ vệ tinh vào thời điểm phát tín hiệu từ
vệ tinh so với thang GPST; Nij - trị nguyên đa trị; I(i, j, t)- sai
số do hiệu ứng chiết quang của tầng điện ly; T(i, j, t)- sai số do hiệu ứng chiết
quang của tầng đối lưu; m(i,j) -sai số do ảnh hưởng của hiệu ứng đa
đường truyền (multipath); δ(i, t) và δ(j, t) -các sai số (trong đơn vị thời
gian) do sự chậm pha trong các thiết bị phần cứng của vệ tinh và máy thu; φ1(t0)
và φj(t0) -các đại lượng cố định của các pha ban đầu của sóng mang từ
vệ tinh i và bản copy của nó trong máy thu j; εij - sai số ngẫu nhiên của trị đo pha.
Trị đo pha trong (1.2) có đơn vị là chu kỳ
(cycle). Quá trình xử lý pha được thực hiện theo kỹ thuật sai phân dựa trên cơ
sở xác định các hiệu của các phương trình pha dạng (1.2) tương ứng với các cặp máy thu - vệ tinh.
Nếu
một máy thu thu được đồng thời tín hiệu từ 2 vệ tinh vào thời điểm t, thì lập
được
2 phương trình đo pha dạng (1.2). Hiệu hai phương trình này tạo nên một phương
trình hiệu pha đơn mà trong đó sai số đồng hồ máy thu dT, sai số δ(j, t) do sự
chậm pha trong máy thu và trị pha ban đầu φj(t0) của bản
copy sóng mang trong máy thu đều bị triệt tiêu.
Nếu từ hai máy thu đồng thời thu tín hiệu từ
2 vệ tinh thì sẽ lập được 2 phương trình hiệu pha đơn. Hiệu của 2 phương trình
này cho một phương trình hiệu pha kép trong đó các sai số của đồng hồ các vệ tinh,
các máy thu, các trị phase ban đầu của
các sóng mang từ các vệ tinh và các trị pha ban đầu của các bản copy của các
sóng mang trong các thiết bị phần cứng của các vệ tinh và các máy thu đều bị triệt tiêu. Trong phương trình hiệu pha
kép, các hiệu của các sai số do sự phản xạ của tầng điện ly, tầngđối lưu và ảnh
hưởng của hiện tượng đa đường truyền đều cực tiểu hoá. Do đó các phương trình
hiệu pha kép được sử dụng để xác định các trị nguyên đa trị.
Nếu từ 2 máy thu đồng thời thu tín hiệu từ
hai vệ tinh vào 2 thời điểm (epoch) liên tục, thì sẽ lập được 2 phương trình hiệu pha kép. Hiệu của 2 phương trình
này tạo thành một phương trình hiệu pha bội mà trong đó chỉ còn lại các hiệu của các sai số do phản
xạ của tầng điện ly, tầng đối lưu và ảnh hưởng của hiện tượng đa đường truyền đến
các pha của các sóng mang. Vì lý do này phương trình hiệu pha bội thường được áp
dụng để kiểm tra sự trượt chu kỳ (cycle Slip) trong các dữ liệu đo pha.
Việc
phân tích kỹ thuật xử lý pha dựa trên kỹ thuật sai phân cho thấy một thực tế
quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác đo đạc GPS liên quan đến việc áp dụng
các kỹ thuật và mô hình toán học để làm giảm hoặc loại bỏ các sai số do phản xạ
của tầng điện ly, tầng đối lưu và do ảnh hưởng của hiện tượng đa đường truyền.
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Bạn ơi template blog của bạn đẹp quá. Có thể cho mình xin được không bạn.
Trả lờiXóaBlog của mình xấu quá. Mình đang tìm những cái template thì gặp blog của bạn mình thích lắm. bạn cho mình xin template dc không bạn
Trả lờiXóaCảm ơn bạn! Mình cũng đã chia sẻ hết những kiến thức mình áp dụng cho blog của mình trên trang rồi đó. Bạn có thể tìm đọc để áp dụng cho phù hợp với blog của bạn. Nếu phần nào bạn gặp khó khăn thì cứ chia sẻ mình sẽ giúp đỡ.
Xóahuong dan minh xu ly do dong voi ban
Xóa