Phần 1 gisgpsrs đã Giới thiệu chung phần mềm Microstation - Phần 1. Tiếp tục là phần 2 sẽ giới thiệu về Cấu
trúc file (.dgn), khái niệm Level, Đối
tượng đồ họa (Element)...
Dữ liệu trong file DGN có thể được tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp dữ liệu được gọi là một level. Một file DGN nhiều nhất có 63 level. Các level này được quản lý theo mã số từ 1-63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.
2. Cấu trúc file (.dgn), khái niệm Level.
Một file design trắng _chưa có bất kỳ một yếu tố, đối tượng
(element) nào cũng đã chiếm một dung lượng ổ đĩa nhất định (thường là 8 Kb),
bởi vì ngoài các thông số quy định về hệ tọa độ, lưới chiếu, nó còn chứa các thông
số theo mặc định_còn gọi là header file.
Dữ liệu trong file DGN có thể được tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp dữ liệu được gọi là một level. Một file DGN nhiều nhất có 63 level. Các level này được quản lý theo mã số từ 1-63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.
Các level dữ liệu có thể được hiển thị (bật) hoặc không hiển
thị (tắt) trên màn hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật, màn hình
sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ. Ta cũng có thể tắt tất cả các level trừ
level đang hoạt động gọi là Active level. Muốn tắt level đang hoạt động,
trước hết, phải đưa một level khác thành level hoạt động (khi đó level muốn tắt
đi sẽ chuyển thành level bình thường-inactive level), sau đó mới có thể tắt được
các yếu tố nằm trên level hoạt động lúc trước đó. Active level là level mà các
đối tượng khi được vẽ mới sẽ nằm trên đó.
a)
Cách đặt tên
level.
1. Từ thanh Menu của MicroStation chọn Settings → chọn Level
→ chọn Name → xuất hiện hộp thoại Level Names.
2. Bấm vào nút Add → xuất hiện hộp thoại Level Name.
Trong hộp thoại này người thao tác có thể gõ vào các thông
số của level như sau:
3. Number : mã số level
4. Name : tên level (nhỏ hơn hoặc bằng 16 ký tự)
5. Comment : giải thích thêm về tên, có thể có hiặc không
(nhỏ hơn hoặc bằng 32 ký tự).
6. Bấm nút OK.
b)
Cách đặt một
level thành active level.
Cách 1: Từ của sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh lv=<mã
số hoặc tên level> sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím.
Cách 2: Chọn mã số level từ phím level trên thanh Primary. Từ
thanh Menu của MicroStation chọn Tools → chọn Primary → xuất hiện
thanh Primary. Bấm vào phím Active level (phím thứ 2 từ trái sang phải) → xuất
hiện bảng 63 level → kéo chuột đến mã số level cần chọn.
c)
Cách bật, tắt
level.
Cách 1: Từ của sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh on=<mã
số hoặc tên level> sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím để bật level cần hiển
thị. Trong trường hợp muốn bật nhiều level một lúc thì mã số hoặc tên các level
cách nhau một dấu “,”. Tương ứng như trên, khi muốn tắt các level, gõ “of=<mã
số hoặc tên level>". Sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím để tắt level.
Trường hợp muốn bật (tắt) nhiều level có mã số kế tiếp nhau
liên tục, thì gõ tương ứng "on (of)=mã số level đầu tiên cần bật(tắt)-mã
số level cuối cần bật(tắt)".
Cách 2: Chọn menu Settings của MicroStation → Chọn Level
→ chọn Display, hoặc cũng có thể dùng phím nóng bằng cách: từ bàn
phím bấm tổ hợp phím <Ctrl+E> → xuất hiện bảng View levels. Trong
bảng View levels vừa xuất hiện:
- Các level đang được bật là các ô vuông được bôi
đen;
- Các level đang bị tắt là các ô vuông có màu xám;
- Riêng level đang hoạt động (active level) sẽ được
tô bằng hình tròn màu đen.
Mỗi lần bấm con trỏ vào một ô vuông có số thứ tự nào đó thì
ô vuông hay level có mã số đó sẽ đổi ngược chế độ từ xám (tắt) sang đen (bật)
hoặc từ đen (bật) sang xám (tắt). Sau khi đã chọn xong level cần tắt, bật → bấm
phím Apply.
3. Đối tượng đồ họa (Element).
Ø Khái
niệm đối tượng (element)
Mỗi một đối tượng đồ họa xây dựng lên Design file được gọi là
một Element. Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích.
Mỗi một element được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ họa sau:
+ Level:
(1-63)
+ Color:
(1-255)
+ Line
Weight: (1-31)
+ Line
Style: (0-7, custom style)
+ Fill
color: (cho các đối tượng đóng vùng tô màu).
Ø Các
kiểu đối tượng (element type) sử dụng cho các bản đồ số.
1. Kiểu Element thể hiện các đối
tượng dạng điểm:
+ Là
1 Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0.
+ Là
1 Cell (một ký hiệu nhỏ) được vẽ trong MicroStation. Mỗi một cell được định
nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện cell (Cell Library).
2. Kiểu Element thể hiện các đối
tượng dạng đường:
+ Line:
đoạn thẳng nối giữa hai điểm.
+ LineString:
đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền với nhau. (số đoạn thẳng < 100)
+ Chain:
là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau.
+ Complex
String: số đoạn thẳng tạo lên đường > 100.
Chú ý : Các element có
kiểu là Chain và Complex String, MicroStation không cho phép chèn thêm điểm vào
đường.
3. Kiểu Element thể hiện các đối
tượng dạng vùng:
+ Shape:
là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn nhất bằng 100.
+ Complex
Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn hơn 100 hoặc
là một vùng được tạo từ những line hoặc linestring rời nhau.
4. Kiểu Element thể hiện các đối
tượng dạng chữ viết:
+ Text
: đối tượng đồ họa ở dạng chữ viết.
+ Text
Node: nhiều đối tượng text được nhóm lại thành một element.
4. Các thao tác điều khiển màn hình.
Các công cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn
hình được bố trí ở góc dưới bên trái của mỗi một cửa sổ (Window). Tuy
nhiên, người sử dụng cũng có thể mở ra thanh công cụ điều khiển màn hình bằng cách:
chọn menu Tools của MicroStation →chọn View Control → sẽ xuất hiện
thanh công cụ điều khiển màn hình (View Control).
1. Update: vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó.
2. Zoom in: phóng to nội dung.
3. Zoom out: thu nhỏ nội dung.
4. Window area: phóng to nội dung trong một vùng.
5. Fit view: thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn
hình.
6. Pan: dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định.
7. View previous: quay lại chế độ màn hình lúc trước.
8. View next: quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng
lệnh View previous.
Chú ý: Việc
sử dụng các lệnh điều khiển màn hình không làm gián đoạn các lệnh, các thao tác
đang sử dụng trước đó. Khi đang thực hiện một thao tác nào đó, có thể sử dụng
công cụ điều khiển màn hình để phóng tô, thu nhỏ, dịch chuyển ..., sau đó chỉ
cần bấm phím Reset (phím phải) của chuột là lệnh (thao tác) đang thực hiện lại
có thể tiếp tục.
Gisgpsrs - Tham khảo
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét