Hệ
thống thông tin đất đai ra đời mở ra một hướng tiếp cận mới trong công tác quản
lý nguồn tài nguyên đất. Với khả năng thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, mô
hình hoá, thể hiện mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian,
đồng thời có khả năng trao đổi với người sử dụng, hệ thống đã đáp ứng được yêu
cầu chặt chẽ về tính không gian và tính pháp lý. Bên cạnh đó, Hệ thống thông
tin đất đai còn là một hệ thống mở, cho phép sử dụng các công cụ lập trình để
xây dựng các ứng dụng phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý đất.
I. Khái niệm
Hệ
thống thông tin đất đai ( Land Information system – LIS ) là một hệ thống có sự trợ giúp của máy tính, sử dụng các
phần mềm chuyên dùng, có chức năng thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, mô hình
hoá, thể hiện các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, đồng thời có
khả năng trao đổi với người sử dụng.
Có
thể mô tả mối quan hệ các chức năng của hệ thống thông tin đất đai như sau:
Hình 1 - Các chức năng của hệ thống thông
tin đất đai
Hệ
thống thông tin đất đai gồm 3 thành phần cơ bản :
-
Phần cứng máy tính.
-
Các modul phần mềm ứng dụng.
-
Cơ sở dữ liệu.
1. Phần cứng máy tính
Phần
cứng máy tính đóng vai trò là hạ tầng cơ sở kỹ thuật của hệ thống. Bộ nhớ là
nơi lưu giữ các chương trình và số liệu, bộ xử lý trung tâm trực tiếp thực hiện
các phép xử lý số liệu. Các thiết bị ngoại vi như : màn hình, bàn phím, ổ đĩa,
bàn số hoá, mãy in, .v.v. giúp con người thực hiện các động tác điều khiển hệ
thống đưa thông tin vào, đưa thông tin ra...
2. Phần mềm hệ thống
Phần
mềm của hệ thống là chương trình máy tính thực hiện các chức năng tổ chức, kiểm
soát quá trình thực hiện các công việc: nhập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, lưu trữ
và quản lý dữ liệu, trình bày và xuất dữ liệu, biến đổi dữ liệu và đối tác với
người sử dụng hệ thống. Phần mềm một hệ thống thông tin có các Modul cơ bản như
sau:
Hình 2 - Các Modul thành phần trong một
hệ thống thông tin
3.
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL)
bao gồm toàn bộ các thông tin không gian và thuộc tính liên quan đến đất đai
được thu thập, đưa vào hệ thống và khai thác sử dụng.
Hệ thống thông tin đất
đai được xây dựng nhằm mục đích phục vụ quản lý nhà nước và phục vụ các mục
tiêu chính trị, kinh tế, xã hội như sau:
a.
Là cơ sở về các thông tin đất đai phục vụ công tác quản lý trực tiếp của ngành
địa chính đối với tài nguyên đất và phục vụ công tác quản lý của các ngành khác
có liên quan đến đất đai như nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, công nghiệp,
giao thông,...
b.
Phục vụ quản lý nhà nước của chính phủ về biên giới, địa giới hành chính, quy
hoạch tổng thể, xây dựng chiến lược, điều chỉnh chính sách, hình thành các
quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
c.
Cung cấp thông tin tài nguyên đất cho hoạt động của các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước.
d.
Cung cấp thông tin cho các nhu cầu bảo vệ an ninh – quốc phòng, cho các hoạt
động văn hoá - xã hội, nghiên cứu khoa học, ...
II. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai
Có thể chia các dữ liệu
của hệ thống thông tin đất đai thành 2 loại: dữ liệu không gian và dữ liệu phi
không gian ( dữ liệu thuộc tính ).
a. Dữ liệu không gian
Loại
dữ liệu này dùng để thể hiện chính xác vị trí của đối tượng trong không gian
thực thông qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả quan hệ không gian ( topology
). Các dữ liệu vị trí được thể hiện trên bản đồ thông qua ba yếu tố hình học cơ
bản là điểm, đường và vùng.
-
Điểm được ghi nhận bởi tên điểm và toạ
độ.
-
Đường được ghi nhận bởi điểm đầu, điểm
cuối và các điểm ngoặt.
-
Vùng là một phần bề mặt được giới hạn
bởi đường bao khép kín.
Các dữ liệu không gian
cần có sự kết hợp ba loại quan hệ mô tả:
-
Quan hệ hình học: Trong đó các dữ liệu
được mô tả trong một kết cấu không gian chính xác như toạ độ điểm trong một hệ
toạ độ.
-
Mô tả bản đồ: Trong đó các dữ liệu được
tổng quát hoá và ký hiệu hoá.
-
Quan hệ topology: Trong đó xác định quan
hệ vị trí tương đối, phi hình học giữa các đối tượng như kề nhau, bao nhau, ...
b. Dữ liệu phi không gian
Đó
là các dữ liệu mô tả các hiện tượng, các đặc tính trong phạm vi đất đai như là:
-
Các đặc trưng tiềm năng đất đai.
-
Phân loại, phân hạng đất.
-
Các thông tin kinh tế, xã hội, pháp lý
gắn với đất.
Các dữ liệu phi không gian được ghi nhận trong các
bản ghi dạng chữ và số.
c. Cấu trúc dữ liệu trong LIS
Hệ
thống thông tin đất đai quản lý một khối lượng đồ sộ thông tin. Cơ sở dữ liệu
bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau được lưu trữ trong các file. Muốn truy
cập các thông tin nhanh chóng và chuẩn xác phải tổ chức, liên kết chúng một
cách khoa học. Hiện nay các cơ sở dữ liệu sử dụng 3 kiểu cấu trúc:
-
Cấu trúc phân cấp.
-
Cấu trúc mạng.
-
Cấu trúc quan hệ.
Cấu trúc phân cấp là
loại cấu trúc hình cây. Các thông tin có quan hệ một chiều, trực tiếp, sử dụng
để tổ chức các thông tin phân loại. Nhược điểm của cấu trúc phân cấp là phải
truy cập nhiều tầng lớp, tốn thời gian.
Cấu trúc mạng về cơ bản
giống cấu trúc phân cấp về trật tự, tổ chức song có điểm khác là có quan hệ
giữa các file tức là nối thông qua nhiều cấp không trực tiếp. Nó cho phép truy
cập thông tin đến file bất kỳ, bản ghi bất kỳ, không cần trở về file phân cấp
cao hơn file số liệu hiện thời. Loại cấu trúc này mang thuận lợi cho điều khiển
con trỏ. Ưu điểm lớn là truy cập thông tin nhanh.
Cấu trúc quan hệ: trong
loại cấu trúc này có mối liên hệ mềm dẻo hơn bỏ qua được phân cấp file. Dữ liệu cùng loại được chứa trong các bản ghi
rời rạc được nhóm lại thành bảng 2 chiều, tập hợp thành file. Chúng được gán mã
nhận dạng nhận dạng để dễ tìm kiếm. Loại cấu trúc này dễ truy cập để chỉnh sửa,
bổ sung tư liệu. Việc chỉnh sửa không ảnh hưởng đến đối tượng khác trong hệ
thống. Tuy nhiên thời gian truy cập chậm hơn cấu trúc mạng.
Cấu trúc phân cấp và
cấu trúc quan hệ có thể mô tả như hình vẽ sau:
III. Hệ thống thông tin đất đai ( LIS ) và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ
thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất đai có một số điểm giống nhau
cơ bản.
-
Mục đích của hệ thống là thu thập, lưu
trữ, phân tịch, tổng hợp các thông tin nhằm trợ giúp cho các quyết định.
-
Có thể sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu
cùng khuôn dạng với phương pháp tổ chức dữ liệu tương tự nhau.
-
Sử dụng các phương tiện như nhau để thu
thập thông tin, lưu trữ, hiển thị và cấu trúc hệ thống.
Tóm lại, hệ thống thông
tin đất đai và hệ thống thông tin địa lý tương tự như nhau về bản chất và cấu
trúc hệ thống. Hai hệ thống này khác nhau cơ bản ở đối tượng quản lý, tỷ lệ các
loại thông tin trong hệ thống, mức độ chi tiết của các thông tin cùng loại.
Dữ liệu hệ thống thông
tin địa lý được tổ chức trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ, quản lý thông tin
theo điểm, theo vùng, nhấn mạnh về các thông tin địa lý chung, phân bố dân cư,
phân bố hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố kinh tế xã hội... Yêu cầu độ chính xác vị
trí, kích thứơc các yếu tố không gian trong hệ thống thông tin địa lý thấp hơn
so với hệ thống thông tin đất đai.
Dữ liệu của hệ thống
thông tin đất đai được tổ chức trên nền bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, quản lý
thông tin không gian một cách chi tiết đến các điểm ranh giới thửa đất. Hệ
thống thông tin đất đai nhấn mạnh về các thông tin đất đai như vị trí, kích
thước, diện tích các thửa đất cùng các yếu tố địa chính khác có liên quan trực
tiếp đến thửa đất như chủ sử dụng, phân loại đất...
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét