Bản đồ địa hình

vào lúc 01:59
1.5.  Bản đồ địa hình 
1.5.1. Khái niệm và phân loại bản đồ địa hình
a) Khái niệm
  “Bản đồ là hình chiếu thu nhỏ, tương đối chính xác của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng tờ giấy theo một nguyên tắc chiếu hình bản đồ nhất định có kể đến ảnh hưởng độ cong Trái đất”. Tùy theo nội dung thể hiện mà bản đồ được chia ra thành: bản đồ địa lí chung và bản đồ chuyên đề. Bản đồ địa lí chung là loại bản đồ thể hiện một cách đồng đều tất cả các yếu tố địa lí trên bề mặt đất (cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế - xã hôi ), không lựa chọn nội dung ưu tiên thể hiện, bản đồ chuyên đề là loại bản đồ chỉ đi sâu thể hiện một hoặc một vài yếu tố. Bản đồ địa hình nằm trong nhóm bản đồ địa lí chung...
 Bản đồ địa hình là bản đồ trên đó vừa biểu diễn địa vật, vừa biểu diễn cả hình dáng cao thấp khác nhau của mặt đất.
Đặc điểm của bản đồ địa hình:
-    Là loại bản đồ có tỷ lệ lớn (lớn hơn 1:1 000 000), nội dung thể hiện tương đối chi tiết, mức độ chi tiết phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ.
-    Dựa  vào bản đồ chúng ta có thể xác định được đặc điểm địa hình của khu vực được thể hiện.
-    Bản đồ địa hình chỉ thể hiện các yếu tố địa lí trên bề mặt đất, ít đi sâu thể hiện cấu trúc bên trong của các đối tượng địa lí.
-    Trên bản đồ địa hình ngoài hệ thống tọa độ địa lí còn có thêm hệ thống tọa độ ô vuông.
b) Phân loại.
Người ta có thể phân loai bản đồ địa hình dựa vào tỉ lệ bản đồ hoặc mục đích sử dụng bản đồ
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ: Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay, bản đồ địa hình được phân thành:
+ Bản đồ địa hình khái quát: có tỷ lệ từ 1:250 000 đến 1: 1 000 000, nội dung thể hiện ở mức độ khái quát cao.
+ Bản đồ địa hình chi tiết:  có tỷ lệ lớn hơn 1: 100 000, nội dung thể hiện chi tiết.
Ngoài ra, dựa vào tỉ lệ bản đồ người ta còn chia thành 3 loại sau đây:
+ Các bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn: lớn hơn hoặc bằng 1: 5 000
+ Các bản đồ địa hình có tỉ lệ trung bình: 1: 10 000 đến 1: 100 000
+ Các bản đồ địa hình có tỉ lệ nhỏ: nhỏ hơn 1: 100 000.
-               Phân lợi theo mục đích sử dụng:
+ Bản đồ địa hình cơ bản: được đo vẽ chi tiết, chính xác được dùng làm tài liệu nghiên cứu cho nhiều ngành.
+ Bản đồ chuyên dùng: được xây dựng để phục vụ cho một vài ngành nào đó, mức độ chi tiết của các đối tượng có thể không giống nhau.
+ Bản đồ nền địa hình: chủ yếu đi sâu thể hiện nền địa hình là chính, các yếu tố khác có thể không được thể hiện.
1.5.2. Tỷ lệ bản đồ:
a)Khái niệm:
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài của một đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài tương ứng nằm ngang của đoạn thẳng đó ngoài thực tế.
Tỷ lệ bản đồ thường được kí hiệu là 1/M trong đó M gọi là số tỷ lệ của bản đồ, M thường là những số chẵn như: 1 000 000, 500 000, 250 000, 100 000, 50 000,       25 000, 10 000, 5 000, 2 000, 1 000, 500, 200……
 Tỷ lệ bản đồ được xác định trên cơ sở dộ chính xác cần biểu diễn cuả địa hình địa vật.
Mắt của người bình thường có khả năng phân biệt được khoảng cách nhỏ nhất ở trên bản đồ là 0,1mm, đây chính là độ chính xác đọc bản đồ bằng mắt thường. Sai số biểu diễn  cho phép ở trên bản đồ (kí hiệu là mcf) thường được tính bằng 2 lần độ chính xác đọc bản đồ bằng mắt thường
Mcf = 0,2mm
Nếu gọi m0 là độ chính xác cần biểu diễn địa hình, địa vật ngoài thực địa thì tỷ lệ bản đồ được xác định theo công thức:
Ví dụ: nếu cần biểu diễn địa hình địa vật với sai số về khoảng cách tương ứng ở ngoài thực địa là m0 = 0,2m thì phải chọn tye lệ bản đồ bằng:
b) Ý nghĩa:
Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học xác định mức độ thu nhỏ của độ dài nằm ngang khi chuyển từ thực tế lên bản đồ.
c) Đặc điểm:
Do ảnh hưởng của độ cong bề mặt trái đất nên những điểm khác nhau trên bản đồ có tỷ lệ không giống nhau
Tỷ lệ chung (tỷ lệ chính của bản đồ) là tỷ lệ tại một điểm hay một số đường (tuỳ thuộc vào phép chiếu) nơi bề mặt địa cầu tiếp xúc với mặt chiếu (mặt hình học hổ trợ đón nhận hình chiếu).
Tỷ lệ riêng khác với tỷ lệ chung, tỷ lệ riêng xuất hiện ở những nơi mặt chiếu không tiếp xúc với mặt địa cầu. Vì vậy tỷ lệ riêng là tỷ lệ một đoạn nhỏ vô hạn ở trên bản đồ và đoạn tương ứng của nó ngoài thực tế. Tỷ lệ riêng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ chung
d) Các phương pháp thể hiện tỉ lệ ở trên bản đồ:
- Thể hiện bằng phân số:
   Tỷ lệ số thường được viết dưới dạng 1:M 
   Trong đó M là số lần thu nhỏ chiều dài nằm ngang ở trên bản đồ so với ở ngoài thực địa. M thường được chọn là những số chẵn như 200, 500, 1000,..,1.000.000,..
Ví dụ:  1: 200 000
- Thể hiện bằng chữ:
Tỷ lệ chữ thường được sử dụng kèm với tỷ lệ số. Nó cụ thể hoá tỷ lệ số để người đọc dễ hiểu hơn:
Ví dụ: 1cm trên bản đồ tương ứng với 2,0 km ở ngoài thực địa.
-Thể hiện bằng thước tỷ lệ.
Để thuận tiện cho sử dụng bản đồ, ở cuối các tờ bản đồ có in sẵn thước tỷ lệ, có 2 loại thước tỷ lệ đó là thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên
Thước tỷ lệ thẳng thường được cấu tạo gồm 2 phần được ngăn cách bởi vạch số không
- Phần bên trái của thước thường có chiều dài bằng 1 đơn vị độ dài của thước và được chi chi tiết đến 1/10 đơn vị của thước
- Phần bên phải thước thường có chiều dài bằng 2 hoặc 3 đơn vị độ dài của thước và được chia thành các khoảng rộng bằng đơn vị độ dài của thước

Thước tỷ lệ thẳng cho độ chính xác đến 1/10 giá trị khoảng chia của thước
Cấu tạo của thước tỷ lệ xiên: (xem hình)
Thước tỷ lệ xiên:
Thước tỷ lệ thẳng cho độ chính xác đến 1/100 giá trị khoảng chia của thước
1.5.3. Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ (danh pháp BĐ)
a) Sơ đồ phân mảnh bản đồ quốc tế
Bề mặt trái đất được chia làm các đai và các dải theo chiều vĩ tuyến và kinh tuyến.
Theo chiều vĩ tuyến, bề mặt Trái đất được chia làm các đai, mỗi đai rộng 4o và được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, ….bắt đầu từ xích đạo về hai cực
Theo chiều kinh tuyến ở những vĩ độ thấp và vĩ độ trung bình, bề mặt Trái đất được chia thành các dải mỗi dải rộng 6o và được đánh số thứ tự từ 1 đến  60 bắt đầu từ kinh tuyến 180o  về phía bán cầu Tây.
Mỗi tờ bản đồ quốc tế có kinh sai là 60 và vĩ sai là 40 có tỷ lệ 1: 1 000 000
Kí hiệu của tờ bản đồ quốc tế có tỷ lệ 1: 1.000. 000 được viết kí hiệu đai trước kí hiệu dải sau.               VD: D -  48; F – 49 ……
 Phần đất liền của Việt Nam nằm trong các đai C, D, E, F, G và các dải  48, 49
b) Sơ đồ phân mảnh bản đồ Việt Nam
Việc chia mảnh và đánh số bản đồ ở nước ta được xác định từ bản đồ quốc tế tỷ lệ 1: 1 000 000
1.5.4. Kí hiệu bản đồ địa hình.
Để thể hiện các yếu tố nội dung ở trên bản đồ địa hình chúng ta phải sử dụng hệ thống kí hiệu bản đồ, việc sử dụng các kí hiệu ở trên bản đồ phải tuân theo đúng những quy định của Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước. Các ký hiệu phải đơn giản, rõ ràng, dễ liên tưởng, dễ ghi nhớ và thống nhất. Các ký hiệu địa vật trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau có thể có kích thước khác nhau, nhưng phải cùng một hình dáng.
  Ký hiệu theo tỷ lệ  (ký hiệu diện) thường để biểu diễn cho những những địa vật (đối tượng, hiện tượng địa lí) phân bố trên diện tích lớn  như rừng cây, ruộng lúa, hồ, ... những địa vật có diện tích rộng này khi biểu diễn trên bản đồ đã được thu nhỏ lại đồng dạng theo tỷ lệ của bản đồ. Nếu địa vật có ranh giới rõ ràng như khu dân cư, khu công nghiệp, .v.v... thì đường biên bao quanh được vẽ bằng nét liền. Nếu  địa vật có ranh giới không rõ ràng như  đường biên giữa  đồng cỏ và  đầm lầy vẽ bằng nét đứt  đoạn. Bên trong các đường biên vẽ các ký hiệu nhất định.
Ký hiệu tượng trưng.
Là ký hiệu biểu thị cho các địa vật có kích thước nhỏ, các ký hiệu này nếu thu nhỏ theo tỷ lệ của bản đồ thì sẽ không thể nhận biết được ở trên bản đồ, nhưng các nó lại có ý nghĩ quan trọng cần phải được thể hiện lên bản đồ. Khi đó bắt buộc chúng ta phải sử dụng các ký hiệu mang tính tượng trưng (quy ước) không theo tỷ lệ bản đồ.
Hình: Một số kí hiệu tượng trưng của bản đồ địa hình
1.5.5. Biểu diễn địa hình ở trên bản đồ.
Địa hinh được đặc trưng bởi các giá trị về độ cao tuyệt đối, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu, độ dốc…… Địa hình bề mặt Trái đất hoặc một phần bề mặt Trái đất được cấu tạo bởi các phần tử địa hình như: gò, đồi, đỉnh núi, sống núi, sườn núi, đèo, các cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng…….
Địa hình là yếu tố tự nhiên có khả năng chi phối lớn đến các hoạt động xã hội, nó chi phối đến sự phân bố của các yếu tố khác.
Để thể hiện địa hình bề mặt trái đất như người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau như:
a) Phương pháp kẻ vân:
Theo phương pháp này thì nơi nào mặt đất bằng phẳng sẽ được biểu thị bằng các vân mảnh, dài và thưa; nơi nào mặt đất dóc sẽ được biểu thị bằng các vân đậm, xít nhau các vân nằm theo hướng dóc mặt đất.
b) Phương pháp tô màu:
Theo phương pháp này thì nơi nào cao sẽ được biểu thị bằng màu vàng xẫm, càng xuống thấp màu vàng càng nhạt dần; vùng bằng phẳng có màu trắng, các thủy hệ (sông, hồ...) có màu xanh lơ, càng sâu màu xanh càng xẫm.
Hai cách biểu thị trên có ưu điểm là người đọc bản đồ có khái niệm trực quan về hình dạng gồ ghề lồi lõm của mặt đất nhưng hoàn toàn có tính chất định tính, nghĩa là muốn biết độ cao của quả núi là bao nhiêu mét, độ dóc mặt đất là bao nhiêu độ thì bản đồ không cho kết quả bằng con số.

Phương pháp đường đồng mức (đường bình độ)
c) Phương pháp đường đồng mức (đường bình độ).
Phương pháp đường bình độ được sử dụng phổ biến và có nhiều ưu điểm nhất trong viêc thể hiện địa hình ở trên bản đồ.
Đường đồng mức (đường bình độ) là những đường nối các điểm có cùng độ cao tạo thành những đường cong khép kín. Hay nói cách khác đường đồng mức là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên và mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn.

Trên bản đồ địa hình thì cứ 5 đường đồng mức liên tiếp sẽ có một đường đồng mức được gọi là đường đồng mức chính (đường bình độ cái). Đường đồng mức chính được vẽ đậm hơn và được ghi giá trị độ cao trên đó (quay về phía đỉnh). Các đường đồng mức còn lại được gọi là các đường đồng mức thường (các đường bình độ con), các đường đồng mức thường được vẽ mảnh và không được ghi giá trị độ cao trên đó.
- Các tính chất của đường đồng mức:
- Mọi  điểm nằm trên cùng một đường đồng mức có cùng độ cao như nhau.
- Đường đồng mức là đường cong khép kín (hoặc khép kín đến khung tờ bản đồ).
-  Đường  đồng mức không trùng nhau, không cắt nhau (trừ trường hợp vách  đứng hay núi hàm ếch).
- Các đường đồng mức càng gần sít nhau thì mặt đất càng dốc nhiều, các đường đồng mức càng xa nhau thì mặt đất càng thoải.
- Hướng của  đường thẳng ngắn nhất nối giữa 2 đường  đồng mức (đường vuông góc với 2 đường đồng mức) là hướng dốc nhất của thực địa. Hiệu số độ cao giữa 2 đường đồng mức liên tiếp gọi là khoảng cách đều (h).
Độ cao địa hình càng nhỏ thì phải chọn h càng lớn. Tỷ lệ bản đồ lớn thì phải chọn h nhỏ (thường chọn h là 0.25m, 0.5m, 1.0m, 2.0m, 5.0m, 10m). Độ cao của các đường đồng mức (H) thường được chọn là bội số của h. Các đường đồng mức được vẽ bằng nét liền màu nâu.
Những nơi  địa hình có  độ dốc >450 người ta dùng ký hiệu đặc biệt là các vạch nhỏ hình răng cưa (hình bên).
d) Phương pháp ghi chú độ cao.

Đối với các điểm địa hình đặc biệt như: đỉnh núi, điểm mốc độ cao quốc gia và khu vực… việc thể hiện địa hình có thể được ghi chú trực tiếp ở trên bản đồ bằng cách ghi giá trị độ cao kèm theo là kí hiệu tại vị trí của điểm đó.
(Trắc địa cơ sở)
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét