Hệ tọa độ địa lý
Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hệ toạ độ địa
lý
Việc xác định hướng Đông hay Tây tuỳ thuộc vào vị trí điểm nằm ở bán cầu nào. Vì kinh độ và vĩ độ được xác định trên cơ sở của hệ thống lưới và việc đo đạc được thực hiện trên hình cầu thay vì đo trên mặt phẳng. Như vậy, mỗi một ô được xác định bỏi một cặp kinh tuyến và một cặp vĩ tuyến với một bề mặt cong. Toạ độ dựa trên kinh độ và vĩ độ phải được chuyển đổi về một lưới chiếu bản đồ. Tóm lại lưới địa lý là lưới được chiều từ dạng mặt cầu lên một mặt phẳng để tạo lập nên bản đồ. Dưới dây là hai mối liên hệ quan trọng về mối quan hệ không gian của kinh độ và vĩ độ.
Khoảng cách 1o của vĩ độ được xem là hằng số mặc dù trong thực tế khoảng cách đó là khác nhau tuỳ thuộc vào vĩ độ. Trong khi đó khoảng cách 1o của kinh độ là khác nhau khi ở các vĩ tuyến khác nhau.
Khoảng cách 1o kinh độ là khác nhau so với khoảng cách 1o vĩ độ và khác nhau giữa hai điểm nằm cách nhau mặc dù ở trên cùng kinh tuyến. Do có sự không nhất quán trong việc đó giữa kinh độ và vĩ độ mà việc đo khoảng cách dựa theo kinh độ và vĩ độ không áp dụng chung được trong xử lý không gian.
Hệ thống lưới địa lý thường được dùng để tham khảo chung về vị trí trên bề mặt trái đấi: vì hệ thống này xác định ví trí trên bề mặt cầu hơn là trên bề mặt phẳng và một đặc điểm chính của hệ thống là sự khác biệt với việc thể hiển một vị trí với hai chiều. Do đó trong việc áp dụng chính xác thì vị trí phải được chuyển đổi về hệ thống toạ độ phẳng hai chiều.
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét