Nắn chỉnh hình học ảnh viễn thám - ENVI - Bài 2

vào lúc 23:53
Ở bài 1 đã giới thiệu các bạn nắn chỉnh hình học ảnh với ảnh bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu đến các bạn bài 2 nắn chỉnh hình học ảnh với bản đồ.
II. NẮN CHỈNH HÌNH HỌC ẢNH VỚI BẢN ĐỒ
Quy trình nắn chỉnh hình học ảnh với bản đồ nền (chuẩn) tương tự như quy trình nắn ảnh với ảnh. Tọa độ bản đồ trong hệ tọa độ UTM Zone 13 N, datum  North America 1927.

1)      Mở và hiển thị ảnh
Mở và hiển thị ảnh bldr_tm.img trong hiển thị (Display) #1
2)      Mở file dữ liệu Vector.
Trên Menu nhấp chọn Vector\ Open Vector File tìm đến thư mục chứa file vector.
Hộp thoại Avaiable Vectors List hiện ra:
Hộp thoại lựa chọn File dữ liệu Vector
Nếu như nhiều file vector thì nhấp vào Select All Layers sau đó nhấp Load Selected (ở đây chỉ có một lớp vector). Hộp thoại Load Vector… hiện ra:
Chọn cửa sổ hiển thị File dữ liệu Vector
Nhấp chọn New Vector Window (hiển thị dữ liệu vector trên 1 của sổ khác của sổ display # 1- cửa sổ ảnh).
Nhấp OK. Khi đó nhận được hộp thoại Vector Window #1: Cursor Query :
Cửa sổ hiển thị File Vector
3)      Nắn chỉnh  ảnh với bản đồ nền
a)  Chọn Map\ Registration\ Select GCPs: Image-to-Map
b)  Chọn hệ quy chiếu UTM, Zone 13 N, datum North America 1927 (các thống số hệ toạ độ trùng với thông số hệ toạ độ file vector) & pixel size là 30 m trong hộp thoại Image-to-Map Registration. Chọn xong bấm OK.
Hộp thoại Image-to-Map Registration
c)  Để hiển thị cho rõ nét lớp dữ liệu vector trên cửa sổ Vector Window #1: Cursor Query chọn Edit\ Edit Layer Properties. Hộp thoại Edit Vector Layers hiện ra cho phép thay đổi cách hiển thị các lớp dữ liệu vector.
Hộp thoại Edit Vector Layers
d)  Để lựa chọn lớp dữ liệu được dùng làm dữ liệu chuẩn thì trên cửa sổ Vector Window #1: Cursor Query chọn Option\ Select Active Layer. Chọn lớp dữ liệu cần làm việc. Đây là trường hợp có nhiều lớp dữ liệu vector. Còn trong trường hợp này chỉ có một lớp nên không cần thực hiện.
e)  Mỗi 1 điểm GCP được nhập bằng cách đưa con trỏ đến vị trí thích hợp trên ảnh và nhập toạ độ bản đồ qua bàn phím vào ô “E” & “N”, sau đó kích vào nút “Add”. Để ý trên hộp thoại Avaiable Vectors List hiển thị thêm 1 lớp dữ liệu <Registration #1 GCPs>: Lớp dữ liệu chứa các điểm khống chế.
Ngoài ra còn có thể nhập các điểm khống chế bằng cách tự động: Kích trái chuột lên trên ảnh sau đó kích trái chuột lên vị trí tương trên dữ liệu vector. Kích chuột phải chọn Export Map Location
f) Ta tiến hành chọn các điểm khống chế, ta chọn khoảng 10 điểm khống chế. Sau khi đã chọn đủ và  với sai số RMS 1.0 pixel. Hộp thoại trong Image-to-map registration có dạng như hình
Hộp thoại Ground Control Points Selection và Image-to-Map GCP List trong nắn ảnh với bản đồ nền
4)      Thực hiện nắn ảnh
Sau khi tiến hành chọn xong các điểm khống chế ta tiến hành nắn chỉnh ảnh
Ảnh có thể được nắn chỉ cho những kênh đang hiển thị hoặc cho tất cả các kênh của ảnh cùng 1 lúc, ở đây là nắn những kênh đang hiển thị:
a)  Chọn Options\ Warp File… trong hộp thoại GCP Selection. Hộp thoại Input Wrap Image hiện ra chọn ảnh cần nắn (bldr_tm.img) rồi nhấp OK.
b)  Khi hộp thoại Registration Parameters xuất hiện
Hộp thoại Registration Parameters
Trong hộp thoại trên ta chọn các thông số về Method (Phương thức nắn), Degree (Cấp độ nắn), Resampling (Tái chia mẫu – nội suy trị độ xám).
Các phương thức nắn và nội suy trị độ xám đã được giới thiệu phần nắn ảnh với ảnh.
c)   Kết quả nắn theo các phương pháp.
Ta có thể tham khảo phần đánh giá theo các phương pháp được tiến hành ở phần nắn ảnh với ảnh ở trên.
5)      So sánh kết quả nắn
Ta sử dụng phương pháp chồng phủ file vector lên file ảnh vừa được nắn chỉnh.
a)  Tắt tất cả các ảnh đang hiển thị, để trường hợp nhầm lẫn và khó quan sát.
b)  Hiển thị ảnh vừa được nắn vào cửa sổ Display #1.
c)  Phủ trùm lớp vector dùng để nắn lên cửa sổ vừa hiển thị ảnh nắn.
Trong hộp thoại Available Vectors List chọn Load Selected
Hộp thoại Load Vector hiện ra chọn cửa sổ Display #1 (cửa sổ vừa hiển thị ảnh được nắn).
Vậy là file vector đã hiển thị phủ trùm lên ảnh vừa nắn. Có thể điều chỉnh màu vector hiển thị bằng cách chọn Current Layer trong hộp thoại # Vector Parameters:Cursor…
Ảnh sau khi phủ trùm file vector

Bài tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp phân loại ảnh không kiểm định và phân loại ảnh có kiểm định
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét