*Tọa độ địa lý là tọa độ
mà mặt cầu được định vị bởi trục ngang x là vĩ độ bằng các đường song song với xích đạo Trái Đất
và trục đứng là các đường kinh độ bằng
các đường tròn qua hai cực Bắc và Nam Trái Đất. Tọa độ địa lý đo bằng giá trị
góc là độ, phút, giây. Trục tọa độ đường gốc được dùng là đường tròn kinh tuyến
qua Greenwich. Trục tọa độ ngang là đường xích đạo. Vị trí của một điểm bất kỳ
nào trên bề mặt cầu Trái Đất được đo bằng hai giá trị kinh độ - góc tạo bởi bán
kính Trái Đất tại điểm đó và kinh tuyến Greenwich, và vĩ độ đến góc của bán
kính Trái Đất tại điểm đó với mặt phẳng qua tâm Trái Đất và đường xích đạo.
*Hệ toạ độ phẳng được xác định bởi dòng và cột trên một lưới
phẳng (x, y). Điểm gốc của hệ tọa độ được
nằm về hướng Nam và Tây của gốc lưới chiếu. Giá trị tọa độ tăng dần theo hướng Bắc và Đông. Gốc của lưới
chiếu gọi là gốc giả định và được định bởi các giá trị giả Đông và Bắc. Các giá
trị này đo bằng mét hoặc feet. Trên thực tế, nhóm hệ tọa độ mặt cầu bao gồm hệ tọa độ
địa lý và hệ tọa độ 3 chiều Đêưcác
(x,y, z). Nhóm hệ tọa độ mặt phẳng có các kiểu sau: Mặt phẳng Đêưcác (x,y); Raster ( c, r); phẳng cực (ρ,θ),
ô vuông (E, N); Graticull (x,y) hoặc Graticull (ρ,θ) trong đó có thể đo giá trị
tọa độ theo hàm sau:
x
= f1(ϕ,λ) y = f2(ϕ,λ)
ρ
= f3(ϕ,λ) θ = f4(ϕ,λ)
Một số hệ tọa độ thường dùng cho việc lập
bản đồ trong GIS được chỉ ra ở hình dưới. Trên hình cũng chỉ ra nguyên lý chuyển đổi từ một hệ tọa độ này
sang hệ tọa độ khác.
Một
số hệ tọa độ dùng trong GIS: a- địa lý; b-
Đêcác 3 chiều; c- phẳng cartesian; d- raster (c,r); e - phẳng cực (ρ,θ);
f- ô lưới bản đồ; g
-graticule theo hệ tọa độ (x,y) hoặc (ρ,θ) và h- mắt lưới (grid cells) (Theo D.H.Maling, 1991)
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét