Nhờ có Viễn thám, nhiều hiện
tượng khí hậu được theo dõi, được dự báo chính xác và kịp thời. Chiếm hơn
70% diện tích bề mặt trái đất, biển và
đại dương vẫn còn chứa nhiều bí ẩn đối với con người. Viễn thám cung cấp các
thông tin tổng hợp, rộng khắp về trạng thái vận động nước biển, sự biến đổi các
dòng chảy, chất lượng nước …Viễn thám được coi như cuộc cách mạng trong lĩnh
vực nghiên cứu biển và đại dương. Công nghệ Viễn thám đã tạo một bước ngoặt lớn
trong nghiên cứu địa chất, cung cấp tư liệu đầy đủ và toàn diên hơn về cấu trúc
địa chất khu vực và toàn cầu, cung cấp kịp thời những thông tin về địa chất môi
trường. Viễn thám cũng là công cụ hữu hiệu nghiên cứu môi trường đất, thảm thực
vật và sự biến động của chúng theo thời gian. Viễn thám được coi là phương tiện
hiệu quả cho kết quả nghiên cứu toàn diện, kịp thời, chính xác và rộng khắp
nhất trong kĩ thuật monitoring môi trường. Trong nghiên cứu tài nguyên môi
trường, phương pháp Viễn thám thể hiện những ý nghĩa sau đây :
Ø Ý
nghĩa khoa học: Viễn thám cho phép khai thác nhiều thông tin chi tiết và tin
cậy về các hiên tượng, bản chất của đối tượng mà các phương pháp khác không
thực hiện được
Ø
Ý
nghĩa thực tiễn: Đáp ứng yêu cầu cấp bách về nghiên cứu môi trường toàn cầu
hiện nay.
Ø
Ý
nghĩa kinh tế: tiết kiệm thời gian và công sức, tiết kiệm chi phí công sức.
Đối với công tác theo dõi
tình hình ngập úng và hạn hán:
Các nước tiên
tiến đã có những hệ thống thông tin thu thập, lưu trữ dữ liệu về các loại thiên
tai, biểu diễn các thông tin đó trên bản đồ số trong các hệ GIS, phân tích và
dự báo khả năng diễn biến và ảnh hưởng của thiên tai. Các hệ này thường sử dụng
công cụ ArcGis của ESRI để biểu diễn kết quả tổng hợp thông tin trên bản đồ số.
Theo ý kiến của các chuyên gia thuộc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia,
theo dõi tình hình ngập úng và hạn hán thì điều quan trọng là cách tiếp cận
trong công tác dự báo và cách xác định mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên,
xã hội như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, loại hình sử dụng đất, cơ
cấu cây trồng và mùa vụ...
Nước ta hiện
nay ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác theo dõi tình hình ngập úng và
hạn hán còn rất hạn chế. Ngập úng và hạn hán là những thiên tai xảy ra thường
xuyên đối với khu vực ôn đới, nhiệt đới và xích đạo, đặc biệt nước ta là một
nước nông nghiệp, các thiên tai này có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và đời
sống của đa số người dân. Theo dõi kịp thời tình hình diễn biến của thiên tai
và đánh giá được thiệt hại do thiên tai là việc làm hết sức quan trọng. Nắm rõ
diễn biến thiên tai sẽ giúp cho các nhà
quản lý có được các ý kiến chỉ đạo, áp dụng các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu
thiệt hại do thiên tai. Kết quả đánh giá chính xác thiệt hại do thiên tai cho
phép các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp cứu trợ, chính sách hỗ trợ tài
chính cho các vùng bị thiên tai một cách hợp lý, đồng thời có được định hướng
tối ưu cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng, kinh tế xã hội nói chung trong
thời gian tiếp theo cho khu vực bị thiên tai.
Việc đánh giá
thiệt hại do ngập úng hoặc hạn hán gây ra đối với ngành nông nghiệp chủ yếu dựa
vào số liệu thống kê diện tích nông nghiệp chịu tác động của thiên tai, ví dụ
thống kê tổng diện tích bị nắng cháy, bị khô và bị thiếu nước khi xảy ra hạn
hán, trên cơ sở đó đánh giá sự thiệt hại của mùa vụ. Việc tổng hợp diện tích bị
thiên tai được bắt đầu từ cơ sở xã bằng cách lập báo cáo về tình hình thiên tai
và gửi lên phòng nông nghiệp huyện, từ các huyện những số liệu này được tập hợp
lên sở NN & PTNT tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, các báo cáo được chuyển từ
dưới lên trên thông qua các phương tiện truyền thống như FAX, điện thoại hoặc
bưu điện và được lưu trữ dưới dạng hồ sơ giấy. Điều này sẽ dẫn đến những bất
cập trong quản lý và đánh giá mức độ thiệt hại. Trước hết, mức độ tin cậy của
thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ sở tại (người xác định diện tích ngập
úng hay hạn hán và lập báo cáo), cơ quan quản lý cấp trên không có nguồn thông
tin khác để đối chiếu, kiểm tra. Thứ hai là, không ứng dụng công nghệ hiện đại
để lưu trữ và xử lý thông tin, do vậy việc phân tích, tổng hợp thông tin vừa
không đáp ứng kịp thời gian, người quản lý lại không có được một bức tranh tổng
quát để có thể đưa ra quyết định xử lý, đối phó phù hợp và kịp thời, nhất là
khi xảy ra mưa, lũ lụt, ngập úng.
Việc kết hợp GIS và viễn thám xây
dựng bản đồ ngập úng là một ứng dụng nhỏ trong tai biến thiên nhiên, nhưng nó
mang lại tiện ích và lợi ích rất to lớn. Nó mang lại kết quả nhanh chóng và
chính xác về tình hình ngập úng trên địa bàn cần quan tâm, cả về vị trí ngập
úng và tổng diện tích ngập úng.
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét