Viễn thám Radar thu nhận các
kênh phổ trong dải sóng ngắn, sử dụng phát xạ Radar từ vệ tinh hay bản than vật
thể. Có hai loại viễn thám Radar đó là Radar chủ động và Radar bị động:
Radar chủ động: Năn g
lượng từ thiết bị bay (máy bay hoặc vệ tinh). Nguồn năng lượng từ anten phóng
ra và thu về sóng phản hồi từ bề mặt trái đất.
Radar bị động: Năng lượng Radar từ mặt
trời chiếu xuống bề mặt và phản hồi trở về theo trường nhìn thấy của sensor đặt
trên thiết bị bay.
Ø
Xung: được truyền đi từ ăng ten, có bước sóng
nhất định và trong các khoảng thời gian nhất định (đo bằng micro giây)
Ø
Bước sóng radar: thường dài hơn rất nhiều so với
bước sóng ánh sang nhìn thấy, hồng ngoại hay hồng ngoại nhiệt, đo bằng cm
Ø
K, Ka, Ku, X, C, S, L, and P là tên các
băng sóng radar
Băng và bước sóng:
Các thông số chính của hệ thống Radar:
Hướng phương vị: Hướng bay so với hướng bắc nam (Azimuth direction).
Ø
Độ phân
giải theo hướng bắn(Range réolutuon): Là khả năng phân cách hai đối tượng
không gian nằm gần nhau theo hướng bắn tia Radar. Điều này đạt tới khi tín hiệu
của tất cả các phần trên hai vật thể do ăng ten thu nhận sẽ phải phân cách
nhau. Bất kỳ sự chồng tín hiệu nào từ hai vật thể sẽ gây ra hiện tượng mờ ảo
trên ảnh Radar.
Độ phân giải phương vị: độ mở thực
Ưu điểm của Radar:
Ø
Chúng có thể quan sát qua sương mù, mây, mưa và
trong các điều kiện khí tượng khác mà ánh sáng thông tin không thể xuyên qua
được.
Ø
Chúng có thể quan sát nhiều nơi trên bầu trời
gần như đồng thời.
Ø
Chúng có thể hoạt động liên tục, có thể không
cần sự có mặt của người tác nghiệp dưới dự điều kiển của máy tính.
Ø
Chúng có thể vận hành cả ngày lẫn đêm.
Ø
Dữ liệu thu được có thể lưu trữ đễ dàng trong
máy tính và sẵn sàng cho mọi phân tích chuyên sâu khác.
Ø
Radar không bắt buộc chỉ nghiên cứu tầng mặt đất
và có thể nghiên cứu cách vài km trên bầu khí quyển.
Ø
Nhạy cảm với hàm lượng nước, độ nhám hay sự gồ
ghề của bề mặt. Có thể đo sóng trên mặt nước.
Ø
Nhạy cảm với sự phân cực và tần số.
Ø
Đo giao thoa bằng cách sử dụng 2 ăng ten ghi
nhận.
Nhược điểm của Radar:
Ø
Do xuyên qua mây, thực vật, đất khô nên: Tín
hiệu là tổng hợp qua chiều sâu và thay đổi theo vật chất.
Ø
Nhạy cảm với hàm lượng nước, độ nhám bề mặt:
Tổng nhỏ lượng nước ảnh hưởng tới tín hiệu. Khó khăn khi tách phản ứng khối từ
phản ứng bề mặt
Ø
Nhạy cảm với mặt phân cực và tần số: Có rất
nhiều lựa chọn và thiết bị, tốn kém nếu muốn cùng một lúc có nhiều khả năng.
I. TƯ LIỆU ẢNH VỆ TINH AL OS
Hệ thống vệ tinh Alos có các sensor thu
nhận cả kênh phổ ánh sáng nhìn thấy và cả kênh phổ Radar ( Sensor PALSAR).
Ảnh PALSAR vệ tinh
ALOS của Nhật Bản. Ảnh phân cực gồm 4 phân cực khác nhau là: VV, VH, HV và HH.
Ảnh PALSAR là ảnh
radar thu nhận tín hiệu SAR trên kênh L. Có 3 mức xử lý ảnh là 1.0, 1.1 và 1.5 lưu
theo chế độ 16bit.
Ảnh khu vực Huyện Từ
Liêm thành phố Hà Nội năm 2007 ảnh đã được xử lý ở mức 1.5.
Ảnh đơn kênh phân cực HV.
Cả 2 tư liệu
đã được nắn chỉnh về cùng một hệ toạ độ, hệ quy chiếu. Kích thước pixel của 2 tư
liệu này được đưa về bằng nhau và bằng 10m.
II. TƯ LIỆU ẢNH VỆ TINH ENVISAT
Cấu tạo vệ tinh ENVISAT
Vệ tinh ENVISAT do hãng hãng
không vũ trụ châu Âu thiết kế và chế tạo tiếp theo nhưng vệ tinh ERS -1 và
ERS-2. Vệ tinh được phóng lên thành công ngày 01/03/2002. Quĩ đạo: Độ cao 800 km, đồng bộ mặt trời, bay 01 vòng
quanh trái đất hết 100’. Chu kỳ lặp lại là 35
ngày. Vệ tinh ENVISAT mang theo các đầu thu ảnh
khác nhau như ASAR, AATSR, GOMOS, RA-2, MERIS ....
Các đầu thu ảnh và tư liệu ảnh của vệ tinh ENVISAT:
Ø Đầu thu ASAR
§
Mục tiêu : Tiếp tục
các hoạt động của vệ tinh ERS để theo dõi, giám sát đới bờ, đại dương, các quá
trình trên bề mặt đất liền và băng
§
Đặc điểm vượt trội so
với vệ tinh ERS :
o
Cho phép lựa chọn giữa
phân cực ngang và phân cực thẳng đứng
o
Có thể thay đổi chế độ
phân cực
o
Cho phép thay đổi góc
chụp ảnh => 7 loại ảnh khác nhau tùy theo góc tới, độ phân giải không gian và
diện tích trùm phủ.
o Ảnh
SCANSAR cho phép chụp ảnh với độ rộng lên tới 400 km.
§
Độ phân giải ảnh: 10 m
(wave), 30m, 150m và 1km
Ø
Đầu thu AATSR
§
Mục
tiêu:
o Nghiên cứu nhiệt độ bề mặt biển
và đất liền
o Theo dõi thực phủ trên đất liền
Ø
Đầu thu MERIS
§
Mục
tiêu:
o Nghiên cứu đặc điểm về hải dương
học của đại dương và vùng bờ.
o Theo dõi giám sát khí quyển(
mây/hơi nước và các hạt bụi)
§
Thu
ảnh trên 15 kênh phổ bước sóng từ 390nm đến 1040nm, độ phân giải không gian :
250m và 1000m, độ rộng dải bay 1150 km.
Ø Đầu thu GOMOS
§
Mục tiêu:
o
Nghiên cứu các thμnh phần
của khí quyển như OZONE, Nitơ
o
Dioxit, Sulphur dioxit, khí ga và
bụi.
o
Theo dõi giám sát ô nhiễm không khí
Ví
dụ tư liệu ảnh vệ tinh ENVISAT
Ảnh vệ tinh ASAR -
ENVISAT 150m
III. TƯ LIỆU ẢNH LIDAR VÀ IFSAR
IFSAR- InterFerometric Synthetic Aperture Radar:
Theo công nghệ này, độ cao của
bề mặt được tính toán thông qua sự lệch pha giữa các tín hiệu Radar phản xạ được
thu bởi 2 vị trí ăngten gần nhau. Như vậy thông tin Radar có thể thu từ cùng
một ăngten ở hai thời điểm khác nhau hoặc được thu đồng thời nếu có 2 ăngten đặt ở 2 đầu một “cạnh
đáy” . Theo các kết quả nghiên cứu thì phương pháp sử dụng đồng thời 2 ăngten
thu là tối ưu hơn.
Về bản chất, công nghệ IFSAR
khai thác tính lien kết của các tín hiệu Radar độ mở tổng hợp (SAR) phản xạ.
Các giá trị biên độ và pha của tín hiệu này được thu và ghi lại. Nhờ đó có thể
xác định độ lệch pha của các tín hiệu phản xạ từ cùng một vị trí trên mặt đất
nhưng được thu từ 2 vị trí khác nhau trên máy bay/vệ tinh hoặc 2 thơid điểm
khác nhau.
LIDAR -Light Detection And
Ranging:
Các
thành phần cơ bản của hệ thống LIDAR là bộ quét Laser, GPS và hệ thống dẫn
đường quán tính INS/IMU. Bộ quét Laser đặt trên máy bay phát tia hồng ngoại (
bước song 810- 1550 nm) với tần số lớn ( từ 2-`100 KHz). Bộ quét ghi khoảng
thời gian giữa tín hiệu phát và tín hiệu phản xạ trở lại. Tuy nhiên một xung
phát đi có thể có nhiều tín hiệu phản xạ trở lại như từ tán cây, bề mặt công
trình hay từ mặt đất. Từ đó, ta có thể xác định được khoảng cách từ mặt phản xạ
tới máy thu theo thời gian qua tốc độ ánh sáng. Còn vị trí và định hướng tại
thời điểm phát xung được xác định nhờ hệ thống tích hợp GPS/INS. Hay nói cách
khác các thông số về bề mặt trong không gian là X,Y,Z được xác định.
So sánh IFSAR và LIDAR
Ø
Các điểm chung nhau
Công nghệ
LIDAR va IFSAR có điểm chung nhau lớn nhất là đều cho phép tạo DEM từ các thiết
bị đặt trên máy bay với độ chính xác và độ chi tiết cao, mật độ phổ biến từ 1m2
đến 5m2 có một điểm và độ chính xác về độ cao khoảng 0.15m đến 3m.
Cả 2 đều là hệ thống viễn thám chủ động, đo thời gian chuyển động của sóng theo
hai lần khoảng cách và đều sử dụng công nghệ tích hợp GPS/INS để có thể tính được
tọa độ X,Y,Z của các điểm thuộc bề mặt phản xạ.
Hai hệ thống
này đều phụ thuộc vào máy bay được sử dụng. Việc chọn độ cao bay và tốc độ bay ảnh hưởng tới mật độ và độ
chính xác của điểm đo cũng như giá thành sản phẩm.
Chúng đều có
thể thu được nhiều tín hiệu phản xạ từ 1 xung phát xạ. Các tín hiệu phản xạ từ
bề mặt đất được xử lí để tạo DEM, các tín hiệu phản xạ từ bề mặt tán lá cây,
hay các công trình trên mặt đất được xử lý để tạo DSM.
Ø
Các điểm khác nhau
Bước sóng của
IFSAR thường là sóng X ( λ ≈ 3cm ) và sóng C ( λ ≈ 6cm) các sóng này có thể
xuyên qua được mây, mù … Còn bước sóng của LIDAR là bước sóng cận hồng ngoại (
λ ≈ 1µm) không xuyên qua được mây và bị hấp thụ mạnh trong môi trường nước và
hơi nước.
Về hình học,
IFSAR chụp nghiêng với góc từ 30o đến 60o, LIDAR chụp
thẳng, đối xứng qua đường dây dọi với góc xiên giới hạn trong khoảng ± 20o.
Việc chụp gần với đường dây dọi có ưu điểm là hạn chế được sự che nấp của đồi
núi hay các công trình xây dựng, nhưng độ rộng của giải quét bị hạn chế nên giá
thành tăng.
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét