1.1.1 Hình dạng
Ngay
từ thế kỷ IX trước Công nguyên, những người theo trường phái Pitago đã cho rằng
Trái Đất có dạng hình cầu nhưng không nêu được chứng cứ. Đến năm 340 trước Công
nguyên, Arixtốt, trong cuốn "Về bầu trời" đã đưa ra những luận chứng chứng minh Trái Đất có hình cầu.
Ngày
nay, khoa học hiện đại đã đo đạc và chứng minh được Trái đất có dạng hình tựa cầu,
chịu tác động bởi 2 lực:
- Lực
hấp dẫn có hướng hướng vào tâm, vật chất nặng nằm gần tâm và vật chất nhẹ
nằm cách xa tâm hơn. Lực hấp dẫn làm quả đất có dạng hình cầu.
- Lực li tâm làm cho quả đất phình ra ở Xích đạo và dẹt về 2 cực.
Quả đất không phải là một vật thể đều đặn, nó gồ ghề, lồi lõm bao
gồm các lục địa chiếm 29%, và các đại dương chiếm 71%. Chỗ cao nhất là đỉnh
Everest (còn gọi là Đỉnh Chomolungma) trong dãy Hymalaya cao 8850 m và
chỗ thấp nhất là hố Marian ở Thái Bình Dương (gần Philippin) sâu 11032 m. Như vậy
sự chênh lệch độ cao của nơi thấp nhất và nơi cao nhất của vỏ Trái đất so với mực
nước biển trung bình chỉ trên dưới 10 km.
Đem so sánh độ chênh lệch này với kích thước Trái đất – bán kính bằng 6 500km thì tỉ lệ đó xấp xỉ 10/6500 =
1/650 , nếu ta hình dung Trái đất như một quả cầu đường kính 6,5m thì những vết
gợn trên mặt chỉ khoảng 1cm. So sánh này cho ta thấy bề mặt trái đất là tương đối
nhẵn nhụi.
1.1.2. Kích thước.
Theo các số liệu đo tính chính xác của F. N. Kracôpxki công bố năm
1942 thì kích thước của Trái đất như sau:
Bảng 1: Kích thước của Trái
đất
Bán kính trung bình ở xích đạo (bán
kính trục lớn a)
|
6.378,16
|
km
|
Bán kính cực (bán kính trục nhỏ b)
|
6.356,78
|
km
|
Bán kính trung bình
|
6.372,11
|
km
|
Độ dẹt (f)
|
1/298,25
|
|
Chiều dài đường xích đạo
|
40.075,70
|
km
|
Chiều dài vòng kinh tuyến
|
40.008,750
|
km
|
Diện tích bề mặt
|
510.200.000,00
|
km2
|
Thể tích
|
1.083 x 1012
|
km3
|
Bán kính trục lớn nhất ở xích đạo nằm trên kinh tuyến 150 kinh
Đông; bán kính trục nhỏ nhất ở xích đạo nằm trên kinh tuyến 1050 kinh Đông.
Trái đất không phải là một vật thể đều đặn, bề
mặt tự nhiên của Trái đất là vô cùng phức tạp và không thể biểu thị bằng công
thức toán học tổng quát.
(Trắc địa phổ thông)
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét