Kiến trúc lập trình Python - Phần 2

vào lúc 22:42
II. Cú pháp và các cấu trúc lập trình cơ bản trong Python:
Phần này sẽ trình bày về cú pháp và các cấu trúc lập trình cơ bản nhất trong Python:
1. Toán tử:
Python sử dụng các toán tử sau:
+  -  *  /  
// (chia làm tròn)  
% (phần dư)  
** (lũy thừa)
~ (not)  
& (and)  
| (or)  
^ (xor)
<< (left shift)  
>> (right shift)
== (bằng)  
<=  
>=  
!= (khác)
2. Chú thích
Trong Python để viết dòng chú thích ta sử dụng dấu #
# dòng chú thích
3. Lệnh gán
tên biến = biểu thức
x = 23.8
y = -x ** 2
z1 = z2 = x + y
loiChao = "Hello!"
i += 1    # tăng biến i thêm 1 đơn vị
4. In giá trị:
print biểu thức
print (7 + 8) / 2.0
print (2 + 3j) * (4 - 6j)
Nội suy chuỗi (string interpolation)
print "Hello %s" %("world!")
print "i = %d" %i
print "a = %.2f and b = %.3f" %(a,b)
5. Cấu trúc rẽ nhánh với câu lệnh if:
     Có 3 dạng cấu trúc rẽ nhánh:
·   Dạng 1:
if biểu_thức_đúng:
# lệnh ...
·   Dạng 2:
if biểu_thức_đúng:
# lệnh ...
else:
# lệnh ...
·   Dạng 3:
if biểu_thức_đúng:
# lệnh ...
elif:
# lệnh ...
else:
# lệnh ...
Có thể có nhiều cặp elif liên tiếp. Ví dụ:
>>> x = int(raw_input("Please enter an integer: "))
>>> if x < 0:
...      x = 0
...      print 'Negative changed to zero'
... elif x == 0:
...      print 'Zero'
... elif x == 1:
...      print 'Single'
... else:
...      print 'More'
...
6. Cấu trúc lặp với lệnh for và while:
     Có 2 dạng cấu trúc lặp với while và for.a. Lệnh for:
for phần_tử in dãy:
   # lệnh ...
Ví dụ:
L = ["Ha Noi", "Hai Phong", "TP Ho Chi Minh"]
for thanhPho in L:
   print thanhPho
for i in range(10):
   print i
Câu lệnh for trong Python khác một chút so với trong C hoặc Pascal. Lệnh for lặp lại qua các thành phần của một chuỗi bất kì (như là list hoặc string), theo thứ tự mà các thành phần đó xuất hiện trong chuỗi. Ví dụ:
>>> # Measure some strings:
... a = ['cat', 'window', 'defenestrate']
>>> for x in a:
...     print x, len(x)
...
cat 3
window 6
defenestrate 12
Vì lí do sử dụng như trên cho nên sẽ không an toàn nếu ta sửa đổi một chuỗi mà đang sử dụng để lặp ( điều này chỉ xảy ra với kiểu chuỗi khả biến). Trong trường hợp cần thay đổi chuỗi ( ví dụ lặp lại những thành phần nào đó) thì phải lặp qua một bản sao của chuỗi ban đầu. Chỉ cần dùng kí tự : để làm điều này:

>>> for x in a[:]: # make a slice copy of the entire list
...    if len(x) > 6: a.insert(0, x)
...
>>> a
['defenestrate', 'cat', 'window', 'defenestrate']
b. Lệnh while:
while biểu_thức_đúng:
   # lệnh ...
7. Hàm range( ):
Nếu cần lặp qua một chuỗi số, hàm range( ) có thể được sử dụng. Nó tạo ra một danh sách chứa chuỗi các số học:
>>> range(10)
[0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9]
Điểm kết thúc đã cho không bao giờ là một phần của chuỗi sẽ tạo ra; range(10) tạo ra một danh sách 10 giá trị,giống như chỉ số các thành phần của một chuỗi chiều dài 10. Cũng có thể đặt cho range( ) vị trí bắt đầu, hoặc xác định một bước tăng khác.

>>> range(5, 10)
[5, 6, 7, 8, 9]
>>> range(0, 10, 3)
[0, 3, 6, 9]
>>> range(-10, -100, -30)
[-10, -40, -70]

Để lặp qua chỉ số của một chuỗi, sử dụng kết hợp range( ) và len( ) như dưới đây:

>>> a = ['Mary', 'had', 'a', 'little', 'lamb']
>>> for i in range(len(a)):
...     print i, a[i]
...
0 Mary
1 had
2 a
3 little
4 lamb
8. Các câu lệnh break và continue, và mệnh đề else trong vòng lặp:
Câu lệnh break, giống nhau C, nhảy ra khỏi vòng lặp ngay trước nó mà chứa nó.
Câu lệnh continue, cũng kế thừa từ C, để tiếp tục thực hiện với giá trị lặp tiếp theo của vòng lặp.
Ngoài ra, các câu lệnh lặp cũng có thể sử dụng mệnh đề else. Nó sẽ được thực hiện khi vòng lặp kết thúc ( đến cuối của danh sách với for, hoặc khi gặp điều kiện sai với while ), nhưng không được thực hiện khi vòng lặp kết thúc bằng lệnh break. Xem xét ví dụ dưới đây để tìm số nguyên tố:
>>> for n in range(2, 10):
...     for x in range(2, n):
...         if n % x == 0:
...             print n, 'equals', x, '*', n/x
...             break
...     else:
...    # loop fell through without finding a factor
...         print n, 'is a prime number'
...
2 is a prime number
3 is a prime number
4 equals 2 * 2
5 is a prime number
6 equals 2 * 3
7 is a prime number
8 equals 2 * 4
9 equals 3 * 3
9. Lệnh pass
Câu lệnh pass không chứa gì thêm ngoài từ khóa. Nó có thể được sử dụng khi một lệnh được chờ đợi nhưng chương trình không cần có hành động nào. Ví dụ:

>>> while True:
...       pass # Busy-wait for keyboard interrupt
...
10.  Sự tương đương giữa true và một giá trị khác 0
Cũng như C/C++, bất kì một giá trị khác 0 nào cũng tương đương với true và ngược lại, một giá trị 0 tương đương với false. Như vậy:
if a != 0:
tương đương với
if a:


Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét