1.4.1.
Khái niệm.
Định
hướng một đường nào đó là xác định góc hợp bởi đường đó với một đường khác đã
được chọn làm gốc.
Trong trắc địa,
hướng gốc được chọn có thể là
kinh tuyến thực, kinh tuyến trục của múi , kinh tuyến từ.
Nếu chọn hướng gốc là hướng Bắc của kinh tuyến thực ta có
khái niệm góc phương vị thực A. Hướng kinh tuyến thực được xác định bằng phương
pháp đo đạc thiên văn.
Nếu
chọn hướng gốc là hướng Bắc của kinh tuyến trục ta có khái niệm góc định hướng
α (góc phương vị tọa độ)
Nếu chọn hướng gốc là hướng Bắc của kinh tuyến từ ta
có khái niệm góc phương vị từ Aτ, hướng kinh tuyến từ được xác
định bằng địa bàn.
Giữa các góc A, α, Aτ có mối quan hệ với nhau. Ở phía nam
mỗi tờ bản đồ người ta cho biết những số liệu cần thiết, liên quan ấy .
Góc hội tụ kinh
tuyến: Các kinh tuyến không song song với nhau mà gặp nhau tại 2 cực. Góc giữa
2 kinh tuyến được gọi là độ hội tụ kinh tuyến của 2 kinh tuyến đó (hình 1-11).
Ký hiệu γ và được tính theo công thức:
γ = Δλ . Sin ϕ
Δλ : Hiệu số độ kinh giữa kinh tuyến đi qua 2 điểm đang
xét
ϕ : Vĩ độ điểm giữa trên đường cho trước
Nhận
xét:
Nếu Δλ không đổi, ở
xích đạo ϕ = 0 → Sin ϕ = 0 → λ = 0. Ngược lại ở 2 cực có ϕ = 900, nên λ = Δλ.
Nghĩa là đi từ xích đạo về phía 2 cực thì độ hội tụ kinh tuyến γ càng tăng.
Nếu ϕ không đổi → γ tỷ lệ thuận với Δλ nghĩa là các
kinh tuyến càng nằm cách xa nhau thì độ hội tụ kinh tuyến γ càng lớn .
1.4.2.
Góc định hướng α
Nếu
chọn hướng gốc là kinh tuyến trục (giữa) của mỗi múi ta có góc định hướng α,
góc định hướng α của một đường thẳng là góc bằng tính từ hướng Bắc của kinh
tuyến trục theo chiều thuận kim đồng hồ đến đường thẳng đó (α có giá trị từ 0 –
3600).
Khác với góc phương vị (A, Aτ) góc định hướng của
một đường thẳng tại các điểm khác nhau có giá trị như nhau (hình
1-12). Đặc điểm này làm cho việc sử dụng α trở nên thuận tiện trong tính toán
tọa độ.
Kinh tuyến trục chính
là một kinh tuyến thực ở giữa múi chiếu (chình do vậy tại một điểm trên đường
thẳng nói chung góc định hướng và góc
phương vị thực khác nhau một lượng bằng độ hội tụ kinh tuyến giữa kinh tuyến
thực đi qua điểm đó và kinh tuyến trục, nghĩa là:
α = A-γ.
Góc định hướng đảo
(nghịch) của đọan thẳng 1-2 được ký hiệu là
α2-1 = α1-2
± 1800. Dấu (+) hay (-) được chọn sao cho giá trị của α1,2 nằm trong
khoảng (0 -3600). Mối quan hệ
giữa góc định hướng α và góc bằng β.
Giả sử có 1 đường đo
1,2,3,4 ta có được góc định hướng cạnh đầu là α1-2 và đo được các
góc bằng bên phải đường đo là β2, β3 (hình 1-14) thì ta sẽ tính được góc định
hướng của các cạnh sau là α2-3, α3-4
α2-3 = α1-2 + 1800 - βp2
α3-4 = α2-3 + 1800 - βp3
α i-(i+1) = α(i-1)-i + 1800- βiP
αi-(i+1) = α(i-1)-i –1800 + βiT
1.4.3. Góc 2 phương r.
Góc 2 phương (r) là góc bằng
hợp bởi hướng Bắc hoặc hướng Nam của trục tung x tới đường thẳng đó có giá trị từ 0-900
1.5 Quan
hệ giữa điểm với đoạn thẳng và góc định hướng
1.5.1. Bài
toán thuận
Cho biết:
A (XA, YA)
- Góc định hướng của đoạn thẳng AB là:
αAB,
- Độ
dài của AB là SAB.
Yêu cầu: Tìm toạ độ của điểm sau B (XB,BYBB)
Hướng dẫn giải:
Từ hình vẽ trên ta có:
- XB
= XA + ΔXAB = X A + SABCosαAB.
- YB
= YA + ΔYAB = YA + SABSinαAB.
1.5.2. Bài
toán nghịch
Cho biết:
Toạ độ điểm đầu A (XA, YA) và toạ độ điểm sau B (XB,
YB).
Yêu cầu:
Tìm góc định hướng của đoạn AB là αAB
và độ dài SAB.
Hướng dẫn
giải:
Các số
gia tọa độ có thể dương hoặc âm tuỳ thuộc vào giá trị của toạ độ điểm đầu và điểm
cuối.
Với công thức trên ta chỉ tính được giá trị góc 2 phương r, để tính được giá trị thực của góc định hướng α cần tính theo tuần tự sau:
- Tính
góc 2 phương: r = arctg(|Δy| / |Δx|)
- Xác định giá trị của α theo r và dấu của ΔXAB,
ΔYAB dựa vào bảng sau:
(Trắc địa cơ sở)
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Định Hướng Đường Thẳng, Bài Toán Thuận Và Nghịch Trong Trắc Địa >>>>> Download Now
Trả lờiXóa>>>>> Download Full
Định Hướng Đường Thẳng, Bài Toán Thuận Và Nghịch Trong Trắc Địa >>>>> Download LINK
>>>>> Download Now
Định Hướng Đường Thẳng, Bài Toán Thuận Và Nghịch Trong Trắc Địa >>>>> Download Full
>>>>> Download LINK