Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ ô vuông Gauss-Kruger và hệ tọa độ phẳng quốc gia

vào lúc 07:27
Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ ô vuông Gauss-Kruger:
    Phép chiếu Gauss là phép chiếu Mercator trụ ngang. Theo phép chiếu này mặt cầu Trái Đất được chia ra 60 vùng khác nhau và đánh số từ 1 đến 60. Kinh tuyến gốc cho tất cả các vùng là kinh tuyến giới hạn phía tây của vùng đầu tiên, kinh tuyến này đi qua Greenwich. Kinh tuyến giữa của một vùng được coi là kinh tuyến trục vùng đó. Đối với mỗi vùng nếu ta để một hình trụ ngang ngoại tiếp tuyến với kinh tuyến trục và lấy tâm chiếu là tâm quả cầu để chiếu nên mặt trụ thì khi khai triển mặt trụ thành mặt phẳng thì sẽ giữ được các đặc tính của phép chiếu như bảo toàn về góc (đồng dạng), kinh tuyến trục thành đường thẳng và xích đạo là đường nằm ngang vuông góc với kinh tuyến trục của mỗi múi. Hệ tọa độ GaussưKruger được thiết kế như sau: dùng kinh tuyến trục và đường xích đạo là hai trục vuông góc với nhau và giao của chúng là tọa độ gốc.
Một điểm sẽ có giá trị vĩ độ (x) là dương nếu nó nằm trên đường xích đạo về hướng bắc và sẽ có giá trị âm nếu nằm dưới đường xích đạo. Tương tự nếu điểm đó nằm về phía phải (phía đông) của kinh tuyến trục sẽ có giá trị (y) là dương và nằm bên trái kinh tuyến trục sẽ có giá trị âm. Đơn vị đo khoảng cách là m. Để tránh giá trị âm (y) người ta có thể lùi tọa độ gốc sang phía trái (phía tây) 500 km (vì múi chiếu tại xích đạo rộng nhất = 333 km). Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu nên tọa độ x luôn dương.


Hệ toạ độ phẳng quốc gia:

    Hệ toạ độ phẳng quốc gia thường được xây dựng để dùng riêng cho mỗi quốc gia. Hệ toạ độ phẳng được dùng như một tài liệu lịch sử để quản lý đất đai. Hệ toạ độ này không thích hợp cho việc nghiên cứu mang tính khuvực hoặc một vùng rộng lớn vì trong thực tế, mỗi quốc gia lại sử dụng một hệ lưới chiếu riêng. Các nước nằm theo hướng Đông ư Tây thì hãy sử dụng hệ lưới chiếu chuyển đổi Mercator, trong khi đó các nước năm theo hướng Nam Bắc lại so dung how hiếu hình nón khối Lambert. Mỗi nước lại chia thành nhiều vùng nhỏ để giảm thiểu những sai số ưu thế của hệ toạ độ phẳng quốc gia là sử dụng đơn vị đo riêng. Ví dụ ở Mỹ và Anh thì dùng foot (hay feet), inch (1 foot = 12 inch, 1 yard = 3 feet, 1 mile = 5280 feet).
    Nhiều nước thì sử dụng hệ mét vì hệ đơn vị này thông dụng hơn khi đo khoảng cách. Tuy nhiên, đo đạc để lập hệ toạ độ phẳng quốc gia đôi khi gây nhiều khó khăn cho xử lý không gian ở tỉ lệ khu vực. Lý do không chỉ vì sự chuyển đổi các đơn vị đó mà việc chuyển hệ toạ độ từ hệ lưới chiếu này sang hệ lưới chiếu khác đòi hởi nhữngquá trình tính toán phức tạp, đặc biệt là trong trường hợp các vị trí khác nhau lại được xác định theo các hệ toạ độ khác nhau.

Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét