Tổng quan về ngôn ngữ C#

vào lúc 08:28
1.1       C# VÀ .NET FRAMEWORK 
1.1.1        Nền tảng của .NET
Khi Microsoft công bố C# vào tháng 7 năm 2000, việc khánh thành nó chỉ là một phần trong số rất nhiều sự kiện mà nền tảng .Net được công công bố. Nền tảng .Net là bộ khung phát triển ứng dụng mới, nó cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API) mới mẽ cho các dịch vụ và hệ điều hành Windows, cụ thể là Windows 2000, nó cũng mang lại nhiều kỹ thuật khác nổi bật của Microsoft suốt từ những năm 90. Trong số đó có các dịch vụ COM+, công nghệ ASP, XML và thiết kế hướng đối tượng, hỗ trợ các giao thức dịch vụ web mới như SOAP, WSDL và UDDL với trọng tâm là Internet, tất cả được tích hợp trong kiến trúc DNA.

Nền tảng .NET bao gồm bốn nhóm sau:
1. Một tập các ngôn ngữ, bao gồm C# và Visual Basic .Net; một tập các công cụ phát triển bao gồm Visual Studio .Net; một tập đầy đủ các thư viện phục vụ cho việc xây dựng các ứng dụng web, các dịch vụ web và các ứng dụng Windows; còn có CLR - Common Language Runtime: (ngôn ngữ thực thi dùng chung) để thực thi các đối tượng được xây dựng trên bô khung này.
2. Một tập các Server Xí nghiệp .Net như SQL Server 2000. Exchange 2000, BizTalk 2000, … chúng cung cấp các chức năng cho việc lưu trữ dữ liệu quan hệ, thư điện tử, thương mại điện tử B2B, …
3. Các dịch vụ web thương mại miễn phí, vừa được công bố gần đậy như là dự án Hailstorm; nhà phát triển có thể dùng các dịch vụ này để xây dựng các ứng dụng đòi hỏi tri thức về định danh người dùng…
4. .NET cho các thiết bị không phải PC như điện thoại (cell phone), thiết bị game

1.1.2        .NET Framework

.Net hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ, tức là ta có thể kế thừa các lớp, bắt các biệt lệ, đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .NET Framework thực hiện được việc này nhờ vào đặc tả Common Type System - CTS (hệ thống kiểu chung) mà tất cả các thành phần .Net đều tuân theo. Ví dụ, mọi thứ trong .Net đều là đối tượng, thừa kế từ lớp gốc System.Object.
Ngoài ra .Net còn bao gồm Common Language Specification - CLS (đặc tả ngôn ngữ chung). Nó cung cấp các qui tắc cơ bản mà ngôn ngữ muốn tích hợp phải thỏa mãn. CLS chỉ ra các yêu cầu tối thiểu của ngôn ngữ hỗ trợ .Net. Trình biên dịch tuân theo CLS sẽ tạo các đối tượng có thể tương hợp với các đối tượng khác. Bộ thư viện lớp của khung ứng dụng (Framework Class Library - FCL) có thể được dung bởi bất kỳ ngôn ngữ nào tuân theo CLS. .NET Framework nằm ở tầng trên của hệ điều hành (bất kỳ hệ điều hành nào không chỉ là Windows). .NET Framework bao bao gồm:
Ø  Bốn ngôn ngữ chính thức: C#, VB.Net, C++, và Jscript.NET
Ø  Common Language Runtime - CLR, nền tảng hướng đối tượng cho phát triển ứng dụng Windows và web mà các ngôn ngữ có thể chia sẻ sử dụng.
Ø  Bộ thư viện Framework Class Library - FCL.
Hình 11 Kiến trúc khung ứng dụng .Net

Thành phần quan trọng nhất của .NET Framework là CLR, nó cung cấp môi trường cho ứng dụng thực thi, CLR là một máy ảo, tương tự máy ảo Java. CLR kích hoạt đối tượng, thực hiện kiểm tra bảo mật, cấp phát bộ nhớ, thực thi và thu dọn chúng.
Trong Hình 1-1 tầng trên của CLR bao gồm:
Ø  Các lớp cơ sở
Ø  Các lớp dữ liệu và XML
Ø  Các lớp cho dịch vụ web, web form, và Windows form.
Các lớp này được gọi chung là FCL, Framework Class Library, cung cấp API hướng đối tượng cho tất cả các chức năng của .NET Framework (hơn 5000 lớp).
Các lớp cơ sở tương tự với các lớp trong Java. Các lớp này hỗ trợ các thao tác nhập xuất, thao tác chuổi, văn bản, quản lý bảo mật, truyền thông mạng, quản lý tiểu trình và các chức năng tổng hợp khác …
Trên mức này là lớp dữ liệu và XML. Lớp dữ liệu hỗ trợ việc thao tác các dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Các lớp này bao gồm các lớp SQL (Structure Query Language: ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) cho phép ta thao tác dữ liệu thông qua một giao tiếp SQL chuẩn. Ngoài ra còn một tập các lớp gọi là ADO.Net cũng cho phép thao tác dữ liệu. Lớp XML hỗ trợ thao tác dữ liệu XML, tìm kiếm và diễn dịch XML.
Trên lớp dữ liệu và XML là lớp hỗ trợ xây dựng các ứng dụng Windows (Windows forms), ứng dụng Web (Web forms) và dịch vụ Web (Web services).

1.1.3        Biên dịch và ngôn ngữ trung gian (MSIL)

Với .NET chương trình không biên dịch thành tập tin thực thi, mà biên dịch thành ngôn ngữ trung gian (MSIL - Microsoft Intermediate Language, viết tắt là IL), sau đó chúng được CLR thực thi. Các tập tin IL biên dịch từ C# đồng nhất với các tập
tin IL biên dịch từ ngôn ngữ .Net khác.
Khi biên dịch dự án, mã nguồn C# được chuyển thành tập tin IL lưu trên đĩa. Khi
chạy chương trình thì IL được biên dịch (hay thông dịch) một lần nữa bằng trình Just In Time - JIT, khi này kết quả là mã máy và bộ xử lý sẽ thực thi.
Trình biên dịch JIT chỉ chạy khi có yêu cầu. Khi một phương thức được gọi, JIT
phân tích IL và sinh ra mã máy tối ưu cho từng loại máy. JIT có thể nhận biết mã nguồn đã được biên dịch chưa, để có thể chạy ngay ứng dụng hay phải biên dịch lại.
CLS có nghĩa là các ngôn ngữ .Net cùng sinh ra mã IL. Các đối tượng được tạo theo một ngôn ngữ nào đó sẽ được truy cập và thừa kế bởi các đối tượng của ngôn ngữ khác. Vì vậy ta có thể tạo được một lớp cơ sở trong VB.Net và thừa kế nó từ C#.

1.1.4        Ngôn ngữ C#

C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khoá và hơn mười kiểu dữ liệu dựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần (component oriented).
Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết. C# có những từ khoá dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính (property) mới. C# hỗ trợ đầy đủ
khái niệm trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình.
Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt như C++. Hơn thế, C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới, cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập tin mã nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin sưu liệu theo định dạng XML.
C# hỗ trợ khái niệm giao diện, interfaces (tương tự Java). Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thế cài đặt nhiều giao diện.
C# có kiểu cấu trúc, struct (không giống C++). Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới hạn.Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện.
C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là attribute). Lập trình hướng component được hỗ trợ
bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc tính, các thông tin bảo mật ….
Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE). Trong .NET một assembly là
một đon vị của việc tái sử dụng, xác định phiên bản, bảo mật, và phân phối. CLR cung cấp một số các lớp để thao tác với assembly.
C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó
được xem như không an toàn. CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng.

1.2       NHỮNG CƠ SỞ CỦA NGÔN NGỮ C#

1.2.1        Các kiểu

 Hình 12 Các kiểu dữ liệu

1.2.2        Biến và hằng

1.2.2.1  Khởi tạo trước khi dùng

Trong C#, trước khi dùng một biến thì biến đó phải được khởi tạo nếu không trình biên dịch sẽ báo lỗi khi biên dịch. Ta có thể khai báo biến trước, sau đó khởi tạo và sử dụng; hay khai báo biến và khởi gán trong lúc khai báo.
int x; // khai báo biến trước
x = 5; // sau đó khởi gán giá trị và sử dụng
int y = x; // khai báo và khởi gán cùng lúc

1.2.2.2  Hằng

Hằng là một biến nhưng giá trị không thay đổi theo thời gian.
const int HANG_SO = 100;

1.2.2.3  Kiểu liệt kê

Enum là một cách thức để đặt tên cho các trị nguyên (các trị kiểu số nguyên, theo nghĩa nào đó tương tự như tập các hằng), làm cho chương trình rõ ràng, dễ hiểu hơn. Enum không có hàm thành viên. Ví dụ tạo một enum tên là Ngay như sau: enum Ngay {Hai, Ba, Tu, Nam, Sau, Bay, ChuNhat}; Theo cách khai báo này enum ngày có bảy giá trị nguyên đi từ 0 = Hai, 1 = Ba, 2 = Tư … 7 = ChuNhat.

1.2.3        Biểu thức

Bất kỳ câu lệnh định lượng giá trị được gọi là một biểu thức (expression). Phép gán sau cũng được gọi là một biểu thức vì nó định lượng giá trị được gán (là 32)
x = 32;
vì vậy phép gán trên có thể được gán một lần nữa như sau
y = x = 32;
Sau lệnh này y có giá trị của biểu thức x = 32 và vì vậy y = 32.

1.2.4        Câu lệnh

1.2.4.1  Các lệnh rẽ nhánh không điều kiện

Có hai loại câu lệnh rẽ nhánh không điều kiện. Một là lệnh gọi phương thức: khi trình biên dịch thấy có lời gọi phương thức nó sẽ tạm dừng phương thức hiện hành và nhảy đến phương thức được gọi cho đến hết phương thức này sẽ trở về phương thức cũ.
Cách thứ hai để tạo các câu lệnh rẽ nhánh không điều kiện là dùng từ khoá: goto, break, continue, return, hay throw.

1.2.4.2  Lệnh rẽ nhánh có điều kiện

Lệnh If .. else …
Cú pháp:
if ( biểu thức logic )
khối lệnh;
hoặc
if ( biểu thức logic )
khối lệnh 1;
else khối lệnh 2;
Lệnh switch
Cú pháp:
switch ( biểu_thức_lựa_chọn ){
case biểu_thức_hằng :
khối lệnh; lệnh nhảy;
[ default :
khối lệnh; lệnh nhảy; ]
}

1.2.4.3  Lệnh lặp

Lệnh goto
Lệnh goto có thể dùng để tạo lệnh nhảy nhưng nhiều nhà lập trình chuyên nghiệp khuyên không nên dùng câu lệnh này vì nó phá vỡ tính cấu trúc của chương trình. Cách dùng câu lệnh này như sau: (giống như trong C++)
1. Tạo một nhãn
2. goto đến nhãn đó.
Vòng lặp while
Cú pháp:
while ( biểu_thức_logic )
khối_lệnh;
Vòng lặp do … while
Cú pháp:
do
khối_lệnh
while ( biếu_thức_logic )
Vòng lặp for
Cú pháp:
for ( [khởi_tạo_biến_đếm]; [biểu_thức]; [gia_tăng_biến_đếm] )
khối lệnh;
Câu lệnh break, continue, và return
Cả ba câu lệnh break, continue,  return tương tự trong C++ và Java,

1.2.5        Toán tử

 Hình 13 Các nhóm toán tử trong C#
 Hình 14  Thứ tự các toán tử

1.3       ỨNG DỤNG WINDOWS VỚI WINDOWS FORM

Windows Form là công cụ dùng để tạo các ứng dụng Windows, nó mượn các ưu điểm mạnh của ngôn ngữ Visual Basic: dễ sử dụng, hỗ trợ mô hình RAD đồng thời kết hợp với tính linh động, hướng đối tượng của ngôn ngữ C#. Việc tạo ứng dụng Windows trở lên hấp dẫn và quen thuộc với các lập trình viên.
Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu hai cách khi tạo một ứng dụng Windows : Dùng bộ soạn mã để gõ mã trực tiếp hoặc dùng bộ công cụ kéo thả của IDE.
Ứng dụng của chúng ta khi chạy sẽ xuất dòng chữ “Welcom Windows Form!” ra màn hình, khi người dùng nhấn vào Button “Thoát” thì ứng dụng sẽ kết thúc.

Dùng bộ soạn mã ( Nodepad )

Mặc dù Visual Studio .NET cung cấp một bộ các công cụ phục vụ cho việc kéo thả, giúp tạo các ứng dụng Windows một các nhanh chóng và hiệu quả, nhưng trong phần này ta chỉ cần dùng bộ soạn mã.
Cách thức tiến hành không giới thiệu ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào phần dung IDE.

Dùng kéo thả trong Visual Studio .NET

Bên cạnh trình soạn mã, .NET còn cung cấp một bộ các công cụ kéo thả để làm việc trong môi trường phát triển tích hợp IDE ( Intergrate Development Enviroment ), IDE cho phép kéo thả rồi tự động phát sinh mã tương ứng.
Ta tạo một ứng dụng mới, và môi trường kéo thả như hình vẽ
Hình 15 Môi trường thiết kế kéo thả
Kéo thả các thanh công cụ Toolbox cần thiết để tạo ra ứng dụng

Nháy đúp vào Button “Thoát” viết đoạn code:
private void button_thoát_Click(object sender, EventArgs e)
{
            Application.Exit();
 }

Ta có thể phát triển các ứng dụng phức tạp trong Windows Form với các button và lệnh hỗ trợ của C#.

1.4       KẾT NỐI C# VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS

Một Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ chức của thông tin được phân chia vào trong những bảng. Mỗi bảng lại được chia thành những hàng và những cột ; những cột này lưu trữ những thông tin thực tế. Bạn truy nhập một cơ sở dữ liệu sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL), là một ngôn ngữ tiêu chuẩn được hỗ trợ bởi đa số phần mềm cơ sở dữ liệu bao gồm SQL Server, Access, và Oracle.
Kết nối C# với Access
Để sử dụng kết nối được với Access ta phải khai báo thư viện:
using System.Data.OleDb;
Khai báo thông tin liên kết của CSDL có tên là “Test”:
public static String connectionString= @"Provider= Microsoft . Jet .OLEDB .4.0; Data Source= Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0; Data Source= ..\..\Test.mdb";
Khai báo sử dụng kết nối CSDL
using (OleDbConnection connection = new OleDbConnection (connectionString))
Mở kết nối: connection.Open();
Tạo câu truy vấn đến bảng dữ liệu có trong CSDL “Test”
String queryString = "SELECT * FROM TT_Thuadat”
Lấy kết quả truy vấn trong cơ sở dữ liệu
OleDbCommand command1 = new OleDbCommand (queryString, connection);
Đọc kết quả ra Form:
OleDbDataReader dbReader1 = command1.ExecuteReader();
 while ((dbReader1.Read()))
{
        textBox_tenchu.Text = dbReader1.GetValue(1).ToString();
        textBox_loaidat.Text = dbReader1.GetValue(2).ToString();
        textBox_dientich.Text = dbReader1.GetValue(3).ToString();
 }
 dbReader1.Close();
Đóng kết nối khi không còn làm việc với CSDL: connection.Close();

Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook để nhận bài viết mới nóng hổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét