1.6.
Sử dụng bản đồ địa hình.
1.6.1. Xác định tọa độ
của một điểm ở trên bản đồ.
Để xác định tọa độ vuông
góc x, y hoặc tọa độ địa lý ϕ, λ của một điểm, phải dựa vào lưới tọa độ đã kẻ ở
ngoài khung tờ bản đồ.
Ví dụ xác định tọa độ điểm
A được xác định như sau: trước hết dựa vào lưới ô vuông trên bản đồ để đọc lấy
tọa độ điểm M ở góc Tây - Nam của ô vuông chứa điểm A. Từ A, hạ 2 đường vuông
góc xuống 2 cạnh ô vuông. Dùng compa đo và thước tỷ lệ đo lấy các gia số tọa độ
Δx, Δy; vậy tọa độ điểm A là:
XA
= XM + Δx
YA
= YM + Δy
Để
xác định tọa độ địa lý điểm A, cũng tiến hành tương tự như trên: qua A kẻ các
đường kinh tuyến, vĩ tuyến, các đường này gặp cạnh ô hình thang có góc Tây -
Nam là N. Gia số độ vĩ Δϕ và gia số độ kinh Δλ sẽ được
nội suy theo tỷ lệ. Cần lưu ý là cả cạnh ô hình thang ứng với độ chênh tọa độ
địa lý là 1'=60". Vậy tọa độ địa lý của A là:
ϕA
= ϕN + Δϕ
λA
= λN + Δλ
1.6.2. Xác định độ cao của
một điểm ở trên bản đồ.
Muốn xác định độ cao một
điểm trên bản đồ, cần căn cứ vị trí tương đối của nó so với đường đồng mức gần
đó
Điểm nào nằm trên đường
đồng mức nào thì có độ cao = độ cao đường đồng mức đó. Điểm N bất kỳ.
Đo Na = 7,5mm
Nb = 4,6mm.
1.6.3. Xác định độ dốc
địa hình.
a) Độ dốc:
Giả sử có 2 điểm A, B nằm
trên mặt đất dốc (hình a), góc dốc của mặt đất là V; theo định nghĩa, độ dốc
của mặt đất trên đoạn AB là:
Trong đó: h là chênh cao giữa A và B;
d là khoảng cách ngang giữa A và B; I là độ dốc tính theo %.
Muốn xác định độ dốc của đoạn thẳng
AB, cần biết chênh cao h, khoảng cách ngang d.
Ví dụ: h=1m; d=20m thì i=5%.
b)
Biểu đồ độ dốc và góc dốc:
Để xác định độ dốc i và góc dốc
V nhanh chóng, ở phía dưới tờ bản đồ thường vẽ "biểu đồ độ dốc" hoặc
"biểu đồ góc dốc".
Dựa vào công thức trên ta có
Nếu thấy h=E=khoảng cao đều giữa 2 đường đồng mức trên bản đồ. Cho trước
các độ dốc i là 1%, 2%, 3%, ... sẽ tính được các giá trị d tương ứng. Biểu diễn
d lên hệ trục tọa độ vuông góc ta sẽ có được đường cong hypecbôn độ dốc (hình
b) ứng với một khoảng cao đều E của bản đồ. Trên cùng một tờ bản đồ, thường có
2 giá trị E (khoảng cao đều giữa đường đồng mức con và khoảng cao đều giữa các
đường đồng cái). Trên hình b là hypecbôn độ dốc dùng với E=2m.
Nhiều khi, người ta cũng dựng hypecbôn góc dốc V như ở hình c.
- Cách dùng hypecbôn độ dốc: giả sử muốn xác định độ dốc mặt đất giữa
hai điểm A và B trên bản đồ; A và B là 2 điểm nằm trên 2 đường đồng mức khác
nhau. Dùng compa đo để cho 2 đầu compa trùng với A và B, giữ nguyên khâu độ
compa đặt lên hypecbôn độ dốc sao cho đoạn thẳng giữa 2 mũi compa song song với
trục tung của biểu đồ. Di chuyển compa ra xa hay gần trục tung cho tới khi một
mũi compa trùng với trục hoành, còn mũi kia trùng với đường cong: số đọc độ dốc
ở ngay mũi chạm trục hoành.
1.6.4. Xác định đường lên núi theo độ dốc cho trước.
Giả sử cần xác định một
tuyến đường đi lên núi hoặc một tuyến đường vượt đèo theo một độ dốc i cho
trước ở trên bản đồ địa hình.
Ta có công thức
trong đó: h là chênh cao
giữa A và B; d là khoảng cách ngang giữa 2 vaongf tròn đồng cao cách nhau một
độ cao bằng khoảng cao đều h ở trên thực địa; i là độ dốc tính theo %
Từ công thức trên ta có
thể tính được:
Từ công thức này chúng
ta có thể tính được khoảng cách L giữa 2 đương đồng mức ở trên bản đồ qua công
thức:
trong đó M là mẫu số
tỷ lên bản đồ, từ đó ta có thể vạch lộ trình của tuyến đường (xem hình vẽ):
Các đoạn AB, BC, CD, DE,
EF có độ dài bằng nhau và bằng L
1.6.5. Tính chiều dài ở
trên bản đồ.
Tất cả các trường hợp cần
đo tính chiều dài thực tế bằng bản đồ địa hình, sau khi đo được chiều dài ở
trên bản đồ chúng ta phải nhân với mẫu số tỉ của tỷ lệ bản đồ.
- Trường hợp đường cần đo
chiều dài là một đoạn thẳng hoặc đường gấp khúc thì chúng ta có thể dùng thước
đo đoạn thẳng hoặc các đoạn của đường gấp khúc ở trên bản đồ rôi tính tổng
chiều dài của các đoạn.
- Trong trường hợp đường
cần xác định chiều dài là một đường cong bất ky thì chùng ta có thể đo bằng các
phương pháp sau đây.
Phương pháp đếm ô: Trên tờ
giấy bóng mờ hoặc phim nhựa, kẻ một lưới ô vuông kích thước mỗi ô là 2x2mm hoặc
3x3mm. Đặt đè lưới ô vuông này lên đường cần đo.
Đếm
số ô vuông nằm trên đường cần đo chiều dài, do diện tích ô vuông bé nên ta có
thể xem các đoạn của đượng nằm trong mỗi ô vuông là mồt đoạn thẳng có chiều dài
bằng cạnh ô vuông. Do đó chúng ta có thể đếm số ô vuông mà đường đo chạy qua
rồi nhân với độ dài của cạnh ô vuông để biết độ dài của đoạn cần đo ở trên bản
đồ.
Phương
pháp dùng thước đo chiều dài ở trên bản đồ ( thước Couvimettre)
Tùy
theo tỷ lệ bản đồ và kích thước ô vuông
mà tính ra diện tích thực mỗi ô vuông. Biết số ô vuông nằm trong đường biên, sẽ
tính được diện tích thực của hình cần đo.
1.6.6. Xác định diện
tích của một khu vực ở trên bản đồ.
Trong các khâu công tác tính toán, thiết kế
kỹ sư thường gặp nhiều trường hợp phải tính diện tích của một khu đất trên bản
đồ. Ta hãy xét các trường hợp sau:
a) Khi
diện tích cần đo được bao quanh bởi các đoạn thẳng, người ta chia hình cần đo
thành những hình cơ bản như tam giác, chữ nhật... Dùng thước tỷ lệ đo lấy kích
thước trên các hình đó rồi áp dụng các công thức toán học để tìm ra diện tích từng hình; cộng các diện
tích các hình này lại, ta được diện tích
của hình cần đo.
b) Khi diện tích cần đo
được bao quanh bởi một đường cong bất kỳ:
Có thể áp dụng trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp đếm ô vuông: Trên tờ giấy bóng mờ hoặc phim
nhựa, kẻ một lưới ô vuông kích thước mỗi ô là 2x2mm hoặc 5x5mm. Đặt đè lưới ô vuông
này lên diện tích cần đo.
Đếm số ô vuông nằm trong
đường biên của hình: trước hết đếm ô vuông nguyên; các ô khuyết nằm ven đường
biên thì phải bù trừ cho nhau để thành một ô chẵn khi đếm, phần bù trừ này ước
lượng bằng mắt.
Tùy theo tỷ lệ bản đồ và kích thước ô vuông mà tính ra diện tích
thực mỗi ô vuông. Biết số ô vuông nằm trong
đường biên, sẽ tính được diện tích thực của hình cần đo.
- Phương pháp chia dải:
Trên giấy bóng mờ kẻ các đường song song
cách đều, các đường này cách nhau 5mm
tạo thành những dải hẹp, trong mỗi dải kẻ những đường chia đôi dải - những
đường nét đứt trên.
Xét diện tích mỗi dải: ví
là những dải hẹp nên có thể coi mỗi dải gần giống với hình thang, vậy diện tích
của dải là tích số giữa bề rộng d của mỗi dải với đường nét đứt chia đôi dải li:
si = li.d
Diện tích của cả hình lớn:
S
= ∑si = ∑li .d =
d. ∑li
- Phương pháp dùng máy đo
diện tích.
1.6.7. Dựng lát cắt địa
hình dựa vào bản đồ địa hình.
(Trắc địa cơ sở)
Hãy like nếu bài viết có ích →
Kết bạn với gisgpsrs trên Facebook
để nhận bài viết mới nóng hổi
Sử Dụng Bản Đồ Địa Hình >>>>> Download Now
Trả lờiXóa>>>>> Download Full
Sử Dụng Bản Đồ Địa Hình >>>>> Download LINK
>>>>> Download Now
Sử Dụng Bản Đồ Địa Hình >>>>> Download Full
>>>>> Download LINK